Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

HÀN QUỐC VỚI CHIẾN TRANH VIỆT NAM





Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc chiến có quy mô rộng lớn, tính chất và cường độ ác liệt nhất thế kỷ XX. Nhân dân Việt Nam từng phải đương đầu với một đối phương có bộ máy chiến tranh khổng lồ, có tiềm lực, sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội. Tiến hành cuộc chiến dài ngày, hao người, tốn của và gây chia rẽ nhất trong lịch sử nước Mỹ, nhằm quốc tế hóa cuộc chiến theo mô thức chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), người Mỹ đã huy động một lực lượng quân đồng minh hùng hậu tham dự trực tiếp (Australia, Neu Zealand, Thái Lan, Philippines); trong đó, lực lượng quân sự Hàn Quốc được Mỹ đánh giá cao về tính tích cực, khả năng và hiệu quả tác chiến.

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

HỒ CHÍ MINH VỚI LIÊN XÔ (1954-1960)





Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Việt Nam có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, là điểm giao hội của các đường giao thông quốc tế trên biển Thái Bình Dương, có tài nguyên phong phú, được Mỹ đánh giá là một trong những vị trí sống còn trong tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Mỹ rất coi trọng vị trí chiến lược của Việt Nam trong chiến lược chung của Mỹ, mà trọng điểm lúc đó là tập trung chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang sục sôi khắp các lục địa. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết, song Mỹ không ký vào Hiệp định để 18 ngày sau chính thức đặt chân vào Việt Nam, thực hiện chính sách toàn cầu đặt trong mối quan hệ với Đông Dương và Đông Nam Á[1].  

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG QUỐC VỀ VIỆC PHÁT ĐỘNG ĐẤU TRANH VŨ TRANG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1964)


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Về cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc có một số bất đồng trên các vấn đề như phát động đấu tranh vũ trang ở miền Nam Việt Nam, tính chất trường kỳ của cuộc kháng chiến, quan hệ giữa cách mạng miền Bắc với cách mạng miền Nam… E ngại chiến tranh ở Đông Dương có thể mở rộng, dẫn đến sự can thiệp sâu rộng của Hoa Kỳ vào Đông Dương, quan điểm của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam là ủng hộ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kinh qua đấu tranh trường kỳ ảnh hưởng và tranh thủ miền Nam.

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

QUAN HỆ VIỆT NAM- LIÊN XÔ NHỮNG NĂM 1965-1975



Nguyễn Thị Mai Hoa
 Đại học Quốc gia Hà Nội
Thế kỷ XX đã khép lại với rất nhiều sự kiện in dấu đậm nét trong lịch sử nhân loại. Thế kỷ XX cũng ghi nhận những kỳ tích của dân tộc Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đi vào lịch sử như một  biểu tượng cho khát vọng tự do, hoà bình và bản lĩnh, trí tuệ của nhân dân Việt Nam. Tầm vóc, nguyên nhân thắng lợi và những vấn đề liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ luôn chiếm được sự quan tâm nghiên cứu và thảo luận sôi nổi. Một trong những câu hỏi thường được đặt ra là: Quan hệ Việt Nam với đồng minh chiến lược quan trọng là Liên Xô trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến có diện mạo như thế nào? Nó bị tác động ra sao và ở chừng mực nào bởi các mối quan hệ quốc tế liên quan khác? Bài viết dưới đây nhằm mục đích tìm câu trả lời cho những câu hỏi ấy.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

QUAN HỆ VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG VÀ KHU VỰC TRONG TƯ DUY VỀ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM SAU ĐỔI MỚI (1986)




Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong mọi thời điểm, nhân tố quốc tế- thời đại, đặc biệt là vấn đề quan hệ với các nước láng giềng và khu vực luôn có những ảnh hưởng nhất định đến tiến trình phát triển của Việt Nam. Những năm đổi mới, vấn đề này càng được đặt ra cấp thiết; nhận thức và đánh giá đúng vai trò, vị mối quan hệ với các nước láng giềng, khu vực là bước chuyển quan trọng trong tư duy, quan điểm về đối ngoại của Đảng CSVN.

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

HỒ CHÍ MINH VỚI QUAN HỆ VIỆT - TRUNG





Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng luôn luôn là mối quan tâm to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi "ngoại có yên, nội mới tĩnh". Trong sự nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh không ngừng vun đắp cho mối quan hệ hòa hiếu của Việt Nam với các nước có chung biên giới, đặc biệt là với Trung Quốc, bởi Trung Quốc không chỉ là nước láng giềng "núi liền núi, sông liền sông", là đất nước "cùng bị áp bức, cùng là bạn chiến đấu, cùng làm cách mạng”, mà còn là một nước lớn, có vị thế và ảnh hưởng mang tầm thế giới ; đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Hồ Chí Minh không chỉ là nhà kiến tạo quan hệ Việt - Trung trong thời đại mới, mà còn suốt đời phấn đấu cho sự vững bền, gắn bó "như răng với môi" của mối quan hệ đặc biệt này.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ NHỮNG NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM





Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày 9-8-1945, sau khi giành thắng lợi hoàn toàn trước quân Đức, Hồng quân Liên Xô bắt đầu tiến công quân Nhật. Trong vòng không đầy một tuần lễ, quân đội Liên Xô đánh tan gần một triệu quân Nhật tại Mãn Châu (Trung Quốc), buộc Nhật đầu hàng Liên Xô và Đồng Minh không điều kiện, chấm dứt Chiến tranh thế giới lần thứ hai[1]. Việc gần một triệu quân Quan Đông thiện chiến nhất của Nhật bị tiêu diệt đã tác động mạnh đến tinh thần quân Nhật ở Đông Dương. Điều kiện khách quan cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền của nhân dân Việt Nam đã hoàn toàn chín muồi, "thời cơ ngàn năm có một" đã đến, nhân dân Việt Nam tiến hành thắng lợi Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945), giành chính quyền từ tay Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

TRIẾT LÝ NGOẠI GIAO "DĨ BẤT BIẾN, ỨNG VẠN BIẾN" VỚI CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM



Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
1. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” – triết lý hành động của ngoại giao Việt Nam
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trong tình thế "nước sôi, lửa bỏng", "vận nước lâm nguy", Nhà nước Việt Nam mới đã nỗ lực hết sức mình để đưa đất nước thoát khỏi cảnh "ngàn cân treo sợi tóc". Chuyến sang Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 5-1946 là một trong những cố gắng ấy. Trước lúc rời đất nước (31-5), Hồ Chí Minh dặn dò cụ Huỳnh Thúc Kháng: "Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó mà phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho. Mong Cụ "dĩ bất biến, ứng vạn biến"[1]. "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" – là sự tổng hoà các phương pháp luận, trở thành chân giá trị, thước đo khả năng quyền biến trở thành phương pháp cách mạng nói chung và phương pháp ngoại giao nói riêng, nhằm đảm bảo sự tồn vong của dân tộc trong điều kiện "thù trong giặc ngoài".

VẤN ĐẾ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ (1945-1975)




Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Là một nước nhỏ, với vị trí địa – chính trị, địa- kinh tế đặc biệt, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, Việt Nam luôn luôn phải đối mặt với sự nhòm ngó, âm mưu thôn tính của nhiều thế lực thù địch khác nhau. Trong lịch sử dân tộc, thắng lợi của hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố tạo nên, trong đó không thể không kể đến một nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh cần và đủ để chiến thắng: Thực hiện đoàn kết quốc tế.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

VIỆT NAM – LIÊN XÔ: NHỮNG MỐI LIÊN HỆ GIĂNG MẮC ĐẦU TIÊN



Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
1. Việt Nam và Liên Xô tuy xa cách nhau về mặt địa lý, nhưng hai dân tộc đã có sự hiểu biết và tiếp xúc từ rất sớm. Chuyên gia Việt Nam học Anatoly Sokolov cho biết: “Lần đầu tiên ở Nga người ta được biết về Việt Nam là vào năm 1783. Khi đó, xưởng in trường Đại học Mátxcơva đã phát hành bộ sách nhiều tập dịch từ tiếng Pháp mô tả các nước khác nhau. Một trong những tác giả là Samuel Baron, con trai của đại diện Công ty Đông Ấn Hà Lan tại Bắc Kỳ đã dành 65 trang để nói về khí hậu, tôn giáo, quân đội, hệ thống tài chính và các phong tục dân gian của Việt Nam”[1]. Nếu trong thế kỷ XVIII, người Nga chỉ biết đến Việt Nam qua những thông tin ít ỏi đó, thì đến đầu thế kỷ XIX đã bắt đầu xuất hiện hàng chục thông tin chi tiết hơn về đất nước này, mặc dù khi đó Việt Nam còn nằm bên ngoài lợi ích địa - chính trị của Đế chế Nga. Do hai phần ba thế kỷ XIX chưa hề có người Nga nào đến Việt Nam; vì vậy, giai đoạn này, các ấn phẩm ở Nga viết về Việt Nam chủ yếu được dịch từ báo chí nước ngoài, hầu hết là từ tiếng Pháp.

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 15 NĂM SAU BÌNH THƯỜNG HÓA (1991-2006)





Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
11.  Một số thành tựu cơ bản
Sau khi Việt Nam – Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, thông qua các cuộc hội đàm, quan hệ chính trị giữa Việt Nam - Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Thành tựu lớn nhất mà hai nước đã đạt được là đã "khép lại quá khứ, mở ra tương lai", xây dựng, phát triển quan hệ kiểu mới – “đồng chí, nhưng không đồng minh”. Đó là cơ sở quan trọng, đặt nền tảng để hai nước tiếp tục hợp tác sâu rộng hơn.
Sau khi bình thường hóa hóa quan hệ (1991), các chuyến thăm hữu nghị rộng rãi, các cuộc hội đàm cấp cao giữa hai nước đã diễn ra sôi động, liên tục.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI LIÊN XÔ VÀ TRUNG QUỐC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)



Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bên cạnh việc giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của bè bạn trên thế giới, mà trước hết là các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Tuy nhiên, đặt trong điều kiện tình hình thế giới diễn biến phức tạp thời điểm bấy giờ, khi mâu thuẫn Xô - Trung nảy sinh và ngày càng trở nên gay gắt, thì việc triển khai chiến lược đoàn kết quốc tế của Đảng, Nhà nước Việt Nam thực không hề đơn giản. Quá trình đó đòi hỏi ở bộ não chỉ đạo cách mạng Việt Nam phải kiên quyết giữ vững nguyên tắc, nhưng mềm dẻo về sách lược.

CHÍNH SÁCH ĐÔI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA SAU NGÀY GIÀNH ĐỘC LẬP



Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công mở ra một kỷ nguyên mới, song không bao lâu sau ngày độc lập, nhân dân Việt Nam đứng trước không ít khó khăn, nguy cơ, thách thức. Thực hiện mục tiêu nhất quán và xuyên suốt - độc lập, tự do, dân chủ, hòa bình, trên nền tảng "thống nhất bên trong, tìm bạn bên ngoài", Đảng, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đề ra và thực hiện một tổ hợp các chủ trương, chính sách đối ngoại, kết hợp chặt chẽ giữa đối nội với đối ngoại, để bảo vệ thành quả xương máu của dân tộc.

VIỆT NAM TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TÁC Ở KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG: TỪ QUAN ĐIỂM ĐẾN THỰC TIỄN






Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có diện tích trải gần nửa bề mặt trái đất với số dân vào khoảng 3,5 tỷ người và được coi là một điển hình về sự năng động trong phát triển, có ảnh hưởng to lớn đối với thế giới. Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực, vì thế, nhận thức đầy đủ và có quan điểm, chủ trương sát hợp trở thành yêu cầu chiến lược trong chính sách đối ngoại đối với khu vực của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
1. Nhận thức của Chính phủ Việt Nam về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Trong lịch sử cũng như từ khi bắt đầu từ khi khởi xướng công cuộc đổi mới cho đến nay  (1986 - 2011), chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn là một trong những cơ sở bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi cho chính sách đối nội được thực hiện hiệu quả. 

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

NHÂN TỐ QUỐC TẾ VÀ SỰ NGHIỆP CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM



Nguyễn Thị Mai Hoa
Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân Việt Nam với mục tiêu chính nghĩa, khát vọng độc lập tự do tự thân đã tạo ra sức mạnh vượt trội. Tuy nhiên, sức mạnh ấy sẽ được nhân lên gấp bội lần, tính chính nghĩa càng tỏa sáng, nếu được gắn với thế hợp pháp, gắn với các giá trị tiến bộ của nhân loại, được thế giới động viên, cổ vũ, ủng hộ. Vì thế, đặt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong trào lưu dân chủ, tiến bộ của thời đại, kết hợp chặt chẽ với các lực lượng hòa bình thế giới, tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ vừa là yêu cầu khách quan, vừa là mục tiêu chiến lược của cuộc kháng chiến.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

LIÊN BANG XÔ- VIẾT VỚI CUỘC XUNG ĐỘT CỤC BỘ ĐẦU TIÊN TRONG CHIẾN TRANH LẠNH




Nguyễn Thị Mai Hoa
Gần 60 năm đã trôi qua, nhưng cho đến hôm nay, chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) vẫn đang là sự kiện lịch sử chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn, chưa được giải mã.  Một thời gian dài, những tư liệu đã được công bố về sự kiện lịch sử này hoặc còn sơ lược, hoặc còn mâu thuẫn, thậm chí là trái ngược nhau. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho việc nghiên cứu về cuộc chiến tranh trở nên khó khăn, ít tiến triển. Thời gian qua, Cộng hòa Liên bang Nga và các nước liên quan đã giải mật một số lượng lớn các tài liệu về cuộc chiến tranh này (trong đó có 215 bộ hồ sơ giá trị do Bộ Tổng tham mưu quân đội CHLB Nga cung cấp), nhờ thế, giới nghiên cứu có thêm cơ sở và điều kiện nhìn nhận, đánh giá, luận giải những chiều cạnh khác nhau của cuộc chiến tranh một cách thấu đáo hơn, bao gồm vai trò và quá trình can dự của Liên Xô vào cuộc chiến.

HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ 6/3/1946 – MỘT QUYẾT SÁCH LỊCH SỬ


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
 1. Thời khắc cam go và sự lựa chọn sáng suốt
 Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đánh dấu một thời đại mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - thời đại nhân dân đứng lên làm chủ vận mệnh đất nước, tự quyết định, tự lựa chọn con đường đi cho dân tộc. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của cả dân tộc Việt Nam đã thành hiện thực. Đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập"[1][1]. Sự kiện Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên được thành lập ở Việt Nam là bước đột phá khởi đầu, song đặc biệt quan trọng vào hệ thống dinh lũy của chủ nghĩa đế quốc, báo hiệu thời kỳ tan rã không tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân cũ. Với tầm vóc lớn lao, ý nghĩa to lớn mang tầm quốc gia và quốc tế, thành quả Cách mạng tháng Tám – thành quả xương máu của dân tộc Việt Nam trở thành đối tượng đánh phá, tiêu diệt của các thế lực phản động cả trong nước và quốc tế.

QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA TRONG KHUNG CẢNH HỢP TÁC NGA - ASEAN


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
1. Khởi sắc hợp tác Nga - ASEAN
Bước sang thế kỷ XXI, với hàng loạt ưu thế vượt trội[1], Đông Nam Á trở thành  trung tâm của các quá trình hội nhập trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là điểm đến hấp dẫn của các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Sau một giấc “ngủ đông” dài, nước Nga nhanh chóng phục hồi, từng bước vững chắc trở lại địa vị cường quốc, nhanh chóng nắm bắt lấy Đông Nam Á - “vùng đệm” quan trọng trong chiến lược kiềm chế lẫn nhau, lan tỏa ảnh hưởng giữa các nước lớn ở châu Á – Thái Bình Dương. Với hai thế mạnh vượt trội: Có nguồn năng lượng lớn nhất thế giới[2] và khoa học - kỹ thuật quân sự phát triển[3], Liên bang Nga có đầy đủ điều kiện cũng như ưu thế trên con đường ghi dấu sự hiện diện ở Đông Nam Á. 

QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC



Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam dù đã qua đi hơn 30 năm, song chưa bao giờ lùi xa vào lịch sử. Với tầm vóc và tư cách là biểu tượng của khát khao độc lập tự do, khát khao hoà bình, thống nhất, là biểu tượng của bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, cuộc kháng chiến có sức sống mãnh liệt, vượt thời gian. Chẳng có gì là kỳ lạ, nếu như trong rất nhiều sự kiện của thế kỷ XX in dấu đậm nét trong lịch sử nhân loại, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vẫn luôn khơi gợi, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều chuyên gia, rất nhiều nhà nghiên cứu cả trên thế giới, cũng như ở Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Cũng dễ dàng nhận thấy rằng, còn nhiều khía cạnh của cuộc kháng chiến mới chỉ đang hé lộ. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc cũng nằm trong rất nhiều khía cạnh ấy.

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

CHUYÊN GIA QUÂN SỰ LIÊN XÔ TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong chiến tranh, nhân dân Việt Nam luôn nhận được sự giúp đỡ nhiều mặt, hiệu quả của Liên Xô. Ngoài ủng hộ chính trị, viện trợ kinh tế, phương tiện quân sự, Liên Xô còn cử sang Việt Nam một đội ngũ chuyên gia quân sự hùng hậu, có trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan, chủ quan, một thời gian dài, sự có mặt của chuyên gia quân sự Liên Xô ở Việt Nam nằm trong màn bí mật. Những năm gần đây, Cộng  hòa Liên bang Nga đã công bố một số lượng lớn các tài liệu lưu trữ về sự can dự của Liên Xô trong các cuộc chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi trên thế giới; nhờ thế, giới nghiên cứu có thêm cơ sở, điều kiện để hình dung và luận giải rõ hơn về lực lượng chuyên gia quân sự Xô-viết trong chiến tranh Việt Nam.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

LIÊN XÔ SAU HẬU TRƯỜNG CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN (1950-1953)




Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Khởi phát từ mâu thuẫn nội bộ giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên, chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) lập tức bị quốc tế hóa, lôi cuốn vào vòng xoáy sự can dự trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều quốc gia trên thế giới. Là cuộc xung đột cục bộ đầu tiên của thời kỳ chiến tranh Lạnh, dù đã tạm khép lại, song đây vẫn là sự kiện lịch sử hết sức phức tạp, nhiều bí ẩn, hàm chứa những mâu thuẫn, tính toán trên nền lợi ích đan xen đa tầng. Có ảnh hưởng vượt phạm vi khu vực, chiến tranh Triều Tiên trở thành phép thử bất đắc dĩ trong quan hệ giữa hàng loạt quốc gia bất kể liên minh hay đối địch.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

GIÚP ĐỠ QUÂN SỰ CỦA LIÊN XÔ CHO VIỆT NAM NHỮNG NĂM CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI (1965-1972)


Nguyễn Thị Mai Hoa 
Đại học Quốc gia Hà Nội
 Tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ các quyền dân tộc thiêng liêng, bảo vệ các giá trị nhân bản, trong cuộc đối đầu lịch sử với một đối phương mạnh hơn gấp nhiều lần, có tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội, nhân dân Việt Nam luôn nhận được sự đồng tình, cổ vũ của các lực lượng dân chủ, tiến bộ, hòa bình trên thế giới. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ không tách rời sự ủng hộ quốc tế to lớn, trong đó có sự giúp đỡ của Liên Xô – quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh với những vũ khí chiến lược tối tân, hiện đại. Viện trợ quân sự toàn diện của Liên Xô, nhất là vào những thời điểm quan trọng của cuộc kháng chiến, đã tăng cường đáng kể và tạo ra sức mạnh quan trọng cho nhân dân Việt Nam chiến đấu.
 1. Quyết định tăng cường viện trợ cho Việt Nam
 Từ giữa những năm 60 (XX), ở Đông Nam Á diễn ra những thay đổi nhanh chóng. Mỹ tăng cường sự hiện diện, củng cố quyền lực trong khu vực, đẩy mạnh hỗ trợ các nước Đông Nam Á chống lại “nguy cơ” của chủ nghĩa Cộng sản. Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh của Liên Xô, một mặt, vừa tiếp tục có thái độ thù địch với Liên Xô, vừa "tìm kiếm quan hệ với Washington để cân bằng địa vị với Liên Xô”[1], đẩy nhanh hòa hoãn với Mỹ; mặt khác, tích cực giúp đỡ Việt Nam chống Mỹ, thông qua Việt Nam mở rộng ảnh hưởng đối với các nước Đông Nam Á.

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

TRUNG QUỐC VÀ CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN (1950-1953)


 Nguyễn Thị Mai Hoa 
Đại học Quốc gia Hà Nội
Là cuộc xung đột cục bộ đầu tiên của thời kỳ chiến tranh Lạnh, dù đã tạm khép lại, song chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) kịp để vô số hệ lụy. Vượt qua giới hạn thông thường của một cuộc đấu tranh thống nhất đất nước bằng con đường vũ trang, chiến tranh Triều Tiên hàm chứa những mâu thuẫn lớn của cuộc đối đầu Đông – Tây. Đằng sau mỗi sự kiện, mỗi diễn biến của cuộc chiến, đều có bàn tay, bóng dáng và những dự liệu, những kế hoạch ngầm định của các cường quốc. 
 1- Trung Quốc với kế hoạch thống nhất Triều Tiên của Kim Nhật Thành
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, theo thỏa thuận của các nước lớn, tháng 8-1948, Nam Triều Tiên tuyên bố thành lập Đại hàn Dân quốc, tháng 9-1948, Bắc Triều Tiên tuyên bố thành lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên), chính thức hình thành cục diện chia cắt bán đảo Triều Tiên. Cũng từ thời điểm đó, cả hai miền Bắc, Nam Triều Tiên đều khẩn trương chuẩn bị cho công cuộc thống nhất đất nước.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

LIÊN XÔ VỚI VẤN ĐỀ ĐÀM PHÁN HÒA BÌNH TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM (1968-1973)

Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong chiến tranh Việt Nam, cuộc đàm phán hòa bình Paris là một trong những sự kiện quan trọng, phản ánh bước ngoặt của cuộc kháng chiến, là nơi đấu trí, đấu lực gay go, quyết liệt giữa Việt Nam và Mỹ.
Đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa, có tiếng nói trọng lượng trên trường quốc tế, tham gia giải quyết hầu hết các vấn đề trọng yếu trên thế giới, Liên Xô tuy không có tên trong thành phần đàm phán Paris, cũng không trực tiếp ký kết vào bất kỳ thỏa thuận nào của cuộc hòa đàm, song lại có vai trò, ảnh hưởng nhất định đối với các bên đàm phán cũng như tiến trình đàm phán.

SỰ TRỞ LẠI ĐÔNG NAM Á CỦA LIÊN BANG NGA VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM



Nguyễn Thị Mai Hoa 
Đại học Quốc gia Hà Nội
Bước vào thế kỷ XXI, Đông Nam Á trở thành một trong những khu vực địa – chính trị, địa – quân sự, địa - kinh tế quan trọng bậc nhất của thế giới với sự gia tăng ảnh hưởng chính trị, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ấn tượng vượt xa mức trung bình toàn cầu, với vai trò hàng đầu trong sự liên kết lực lượng mới đang nổi lên ở khu vực[1]. Những yếu tố đó khiến Đông Nam Á trở thành “vùng đệm” vô cùng quan trọng trong chiến lược kiềm chế lẫn nhau, lan tỏa ảnh hưởng ở châu Á – Thái Bình Dương của hàng loạt nước lớn. Do vậy, sự trở lại Đông Nam Á của LB Nga là một tất yếu chiến lược, có tác động đa chiều và trực tiếp tới cục diện khu vực.

HAI CHUYẾN ĐI BÍ MẬT CỦA HỒ CHÍ MINH ĐẾN LIÊN XÔ (1950-1952)


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đối với Hồ Chí Minh, nước Nga Xô viết gắn liền với những chặng đường hoạt động cách mạng đầu tiên. Đây cũng là mảnh đất mà Hồ Chí Minh nhiều lần đặt chân đến và mỗi lần đến với một cương vị, sứ mệnh khác nhau. Trong hai năm 1950 và 1952, Hồ Chí Minh có hai chuyến đi bí mật đến Liên Xô. Những diễn biến xung quanh hai chuyến đi phản ánh nhận thức, quan điểm của Đảng Cộng sản Liên Xô về cách mạng Việt Nam và một phần diện mạo quan hệ Việt - Xô thời gian này.
1. Chuyến đi bí mật năm 1950
Năm 1950, cục diện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam có những thay đổi căn bản, thế và lực dần vững mạnh hơn. Nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô đối với cách mạng Việt Nam, nhất là trong những ngày vấn đề công nhận và thiết lập quan hệ song phương giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết đang được đặt ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định sang thăm Liên Xô và đề nghị Lưu Thiếu Kỳ[1] truyền đạt cho I.V. Stalin ý định nói trên.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC: MỘT CHẶNG ĐƯỜNG NHÌN LẠI (1991-2011)

                                                                         
    Nguyễn Thị Mai Hoa
Quan hệ với Trung Quốc là một trong những trục quan hệ hết sức cơ bản về đối ngoại của Việt Nam trong mọi thời kỳ. Đây là mối quan hệ bang giao có lịch sử lâu đời, diễn biến phức tạp, tác động nhiều chiều tới sự tồn tại và phát triển cả hai dân tộc. Đặc biệt, 20 năm qua (1991-2011), quan hệ hai nước bước vào một thời kỳ phát triển mới với tính chất mới, đặt ra những vấn đề đòi hỏi sự nhìn nhận, đánh giá khách quan và khoa học.
1Tháng 11-1991, Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ sau hơn một thập kỷ căng thẳng, đối đầu. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc sau khi bình thường hóa được xác định là kiên trì củng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, coi đó là một yêu cầu chiến lược; trên cơ sở đó, 20 năm sau bình thường hóa (1991-2011), quan hệ Việt – Trung đã diễn ra nhanh chóng trên mọi lĩnh vực:

TRUNG QUỐC VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM NHỮNG NĂM 1954-1960



Nguyễn Thị Mai Hoa[1]
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là một trong những sự kiện tiêu biểu, để lại dấu ấn trong lịch sử thế kỷ XX. Với tầm vóc, ý nghĩa to lớn, cuộc kháng chiến luôn là tâm điểm chú ý của các chuyên gia, các nhà sử học trong và ngoài nước. Dù vậy, bất chấp sự nỗ lực của giới nghiên cứu, rất nhiều nội dung của sự kiện này vẫn đang còn là ẩn số, cần độ lùi thời gian để tiếp tục khám phán, nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, khoa học. Tiếp tục khai lộ những chiều cạnh khác nhau của cuộc chiến tranh cách mạng bảo vệ và giải phóng Tổ quốc (1954-1975) không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là đòi hỏi, là yêu cầu bức thiết của khoa học và thực tiễn. Trên tinh thần đó, những vấn đề quốc tế của cuộc kháng chiến, trong đó có quan hệ, ảnh hưởng của quốc gia láng giềng Trung Quốc với Việt Nam ngày càng được soi tỏ. Bài viết nhằm góp thêm một cái nhìn về quan điểm, thái độ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ NHỮNG NĂM ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1964)

                                            Nguyễn Thị Mai Hoa   Tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đương đầu với một đối thủ có tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội, trong lịch sử 200 năm lập nước chưa từng nếm mùi thất bại, để chiến thắng, Việt Nam rất cần sự ủng hộ của tất cả các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đặc biệt là của Liên Xô - đồng minh chiến lược, trụ cột của phe XHCN. Quan hệ với Liên Xô là một trong những trục chính, quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, trong đó, đồng thuận và không đồng thuận là hai mặt của mối quan hệ, thay đổi tùy thời điểm, thể hiện khá rõ nét trong giại đoạn 1954-1964.