Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

TRIẾT LÝ NGOẠI GIAO "DĨ BẤT BIẾN, ỨNG VẠN BIẾN" VỚI CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM



Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
1. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” – triết lý hành động của ngoại giao Việt Nam
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trong tình thế "nước sôi, lửa bỏng", "vận nước lâm nguy", Nhà nước Việt Nam mới đã nỗ lực hết sức mình để đưa đất nước thoát khỏi cảnh "ngàn cân treo sợi tóc". Chuyến sang Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 5-1946 là một trong những cố gắng ấy. Trước lúc rời đất nước (31-5), Hồ Chí Minh dặn dò cụ Huỳnh Thúc Kháng: "Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó mà phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho. Mong Cụ "dĩ bất biến, ứng vạn biến"[1]. "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" – là sự tổng hoà các phương pháp luận, trở thành chân giá trị, thước đo khả năng quyền biến trở thành phương pháp cách mạng nói chung và phương pháp ngoại giao nói riêng, nhằm đảm bảo sự tồn vong của dân tộc trong điều kiện "thù trong giặc ngoài".

VẤN ĐẾ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ (1945-1975)




Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Là một nước nhỏ, với vị trí địa – chính trị, địa- kinh tế đặc biệt, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, Việt Nam luôn luôn phải đối mặt với sự nhòm ngó, âm mưu thôn tính của nhiều thế lực thù địch khác nhau. Trong lịch sử dân tộc, thắng lợi của hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố tạo nên, trong đó không thể không kể đến một nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh cần và đủ để chiến thắng: Thực hiện đoàn kết quốc tế.