Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

TRÍ THỨC TRUNG QUỐC: NHỮNG THĂNG TRẦM LỊCH SỬ

Nguyễn Thị Mai Hoa
Giới trí thức Trung Quốc có lịch sử hình thành và phát triển khá thăng trầm. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949), trí thức đã rơi vào tầm ngắm của Chính phủ và bị kiểm soát chặt chẽ; theo đó, tư duy độc lập cũng như bất đồng quan điểm chính trị không có đất để tồn tại. Tuy nhiên, vượt qua những rào cản khách quan, chủ quan, trí thức Trung Quốc đã có những đóng góp hết sức quan trọng cho công cuộc phục hưng đất nước. Thành công trong quá trình cải cách, mở cửa của Trung Quốc có vai trò không nhỏ của trí thức và tầng lớp này đang có những ảnh hưởng quan trọng đến nhiều chiều cạnh xã hội, nhất là trong việc hình thành nên những trào lưu tư tưởng mới...[XEM TIẾP]

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

THU VỀ

Mùa Hạ quay quắt nắng, mùa Hạ vật vã vắng cây, mùa Hạ từng thản nhiên quăng lửa đỏ lòe vào bao cuộc mưu sinh không máy lạnh đã chẳng còn ở đó. Sau cái ào ạt, dữ dội của cơn mưa giã từ, ngập ngừng mãi rồi mùa Thu cũng đến. Chắt chiu thả những nồng nàn...[ĐỌC TIẾP...]

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

HẮN....

Tan sở, hắn không về nhà ngay như mọi bữa mà rẽ vào một quán nhỏ tồi tàn cuối con phố hẹp. Quăng cái cặp sờn rách, lỗ chỗ tróc lớp da bên ngoài như chính cuộc đời công chức của hắn, hắn đờ đẫn gọi một chai rượu. Hắn uống suông, uống một mình để cái cay xè thấm vào từng tế bào nơi cổ họng rồi từ từ làm tê liệt hệ thần kinh, đốt cháy những ý nghĩ đang vón cục trong não – đó là cách hắn đối diện với những méo mó, què cụt của người và của đời....[XEM TIẾP]

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

ĐIỂM QUA MỘT SỐ NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VỀ GIAI ĐOẠN 1939-1945 TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đây là giai đoạn khá sôi động với những chuyển biến, thay đổi to lớn có tính nền tảng trong lịch sử Việt Nam. Vì lẽ đó, đây là giai đoạn thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều sử gia tầm cỡ, nhiều trung tâm nghiên cứu có uy tín trên thế giới. Mức độ, tần suất và số lượng các công trình xuất hiện liên tiếp cả trong quá khứ và hiện nay đã phần nào nói lên điều đó. Có thể liệt kê một số công trình tiêu biểu có mức độ liên quan gián tiếp và trực tiếp sau đây....[XEM TIẾP]

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ: CÁC SỐ TỪ NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1967

Đối với người nghiên cứu lịch sử, tạp chí Nghiên cứu lịch sử được xem là một trong những tạp chí có uy tín, đăng tải nhiều bài viết chất lượng. Là một trong những tạp chí hàng đầu của ngành lịch sử và ra đời từ rất sớm, cho đến nay, tạp chí đã có một quá trình cống hiến cho người nghiên cứu và những người yêu thích lịch sử cái nhìn khá toàn diện về nhiều vấn đề khác nhau...  [XEM TIẾP]

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

ĐÔI DÒNG VỀ 30-4

Đã 40 năm trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ như in những tháng ngày ấy. Cái xóm nhỏ vắng vẻ, heo hút nơi chúng tôi sơ tán bỗng nhộn nhịp khác thường. Mọi người quẳng hết công việc hàng ngày, chỉ làm một việc duy nhất là túm năm, tụm ba bàn tán, ngóng tin tức về các cánh quân Quân giải phóng đang tiến về Sài Gòn. Chiếc Radio hiệu National cũ kỹ của nhà tôi bỗng chốc trở thành của quý. Ở cái xóm Núi quạnh hưu này, chiếc Radio ấy là phương tiện duy nhất đem đến cho chúng tôi chút thông tin ít ỏi. Những khuôn mặt gầy guộc, khắc khổ của người dân xóm tôi rạng ngời niềm vui khi nghe tin chiến thắng dồn dập dội về. Không biết từ đâu mà trong thời buổi khó khăn lúc ấy, nhà nào cũng có một tấm bản đồ to cỡ gấp bốn lần tờ giấy A4 để treo trên tường và ...[ĐỌC TIẾP]

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

“PUTIN. WAR”

Ngày 27-2-2015, lãnh đạo đảng đối lập Nga B. Nemtsov bị sát hại. Từ đó đến nay, nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của chính trị gia được khá nhiều người dân Nga mến mộ này luôn là đề tài nóng. Chính quyền Liên bang Nga đã bắt giữ ít nhất là 6 kẻ tinh nghi (một nghi phạm đã tự sát). Điều đáng chú ý là những nghi phạm này đều đến từ khu vực phía Bắc Kavkaz - có vẻ như các chứng cứ của vụ án đang hướng dư luận về phía cộng đồng người Hồi giáo tại Nga...[ĐỌC TIẾP]

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH: “Solidarity and National Revolution, the Soviet Union and the Vietnamese Communists 1954-1960”

Đóng góp vào các nghiên cứu mới ngày một nở rộ về chiến tranh Lạnh là một thế hệ mới các nhà nghiên cứu lịch sử - họ có điều kiện tiếp cận với nguồn tư liệu lưu trữ đa dạng, phong phú từ các kho lưu trữ của nhiều quốc gia khác nhau, nhất là các quốc gia cộng sản như Liên Xô, Trung Quốc…Một trong những sử gia như thế là Mari Olsen với một nghiên cứu công phu về quan hệ Liên Xô – Việt Nam những năm 1954-1960….[ĐỌC TIẾP]

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH “Chinese Lessons from Other Peoples’ Wars”

Trung Quốc hiện đang là đất nước có vị trí quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và với đà phát triển như hiện nay, không bao lâu nữa, quốc gia khổng lồ này sẽ có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Vì lẽ đó, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ luôn hết sức quan tâm đến khả năng chiến đấu, kinh nghiệm chiến đấu của quân đội Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu thuộc Strategic Studies Institute (SSI), National Bureau of Asian Research (NBR), United States Pacific Command (USPACOM) đã biên soạn cuốn sách “Chinese Lessons from Other Peoples’ Wars”, khảo cứu kinh nghiệm chiến đấu của lực lượng vũ trang Trung Quốc trong vòng 30 năm nay…[ĐỌC TIẾP]

GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH “Secrets of State: The State Department and the Struggle Over U.S. Foreign Policy”

Đây là cuốn sách của tác giả Barry Rubin được Nhà xuất bản Oxford University Press xuất bản năm 1985 và đã tái bản lần thứ hai vào năm 1987.
Viết về lịch sử ngoại giao của nước Mỹ, song cuốn sách không dừng ở mục tiêu đó mà mở rộng phạm vi nghiên cứu, đề cập khá sâu tới quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của nước Mỹ. Cuốn sách mô tả khá đầy đủ sự phát triển của các tổ chức ra quyết sách ngoại giao và nội dung của chính sách ngoại giao từ ngày thành lập nước Mỹ đến thời kỳ chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan…[ĐỌC TIẾP]

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

TRẦN ĐỨC THẢO VÀ NHỮNG VA ĐẬP HIỆN THỰC NGHIỆT NGÃ

Trần Đức Thảo thuộc “thế hệ vàng” trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với những bàn luận, tranh cãi mâu thuẫn, thậm chí đối lập nhau.
Năm 1951, để lại đằng sau kinh thành Paris hoa lệ, chọn đứng về “phe nước mắt”, quyết định trở về nơi chiến tranh và cách mạng đang diễn ra cuồng nhiệt, nóng bỏng đến độ trần trụi, hy vọng tìm thấy một con đường cho triết học cũng như thực tại, có lẽ Trần Đức Thảo không bao giờ tưởng tượng ra rằng, hiện thực không giàu chất thơ và sự dã man của chính trị là khôn cùng…[Đọc tiếp]

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

TRẦN ĐỨC THẢO – NGƯỜI LỮ HÀNH CÔ ĐƠN

Trần Đức Thảo[1] quê ở làng Song Tháp, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - một vùng mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Kinh Bắc. Cái nôi văn hóa, mảnh đất quê hương “một nắng hai sương” ấy đã sinh thành, nuôi dưỡng, ươm trồng một nhân cách khoa học – triết gia Trần Đức Thảo, triết gia Việt Nam duy nhất được phương Tây thừa nhận có tầm vóc quốc tế và được đánh giá là một trong những triết gia hàng đầu thế kỷ.
1- Quyết định trở về đất Mẹ
Đỗ xuất sắc ở bậc tú tài, Trần Đức Thảo vào học Trường Luật tại Hà Nội, sau đó sang học tại một trường lớn của nước Pháp - Trường Cao đẳng Sư phạm phố d’Ulm. Được Giáo sư Jean Cavaillés, một người có tư tưởng chống phát xít hướng dẫn khoa học, Trần Đức Thảo hăng say hoạt động xã hội. Cách mạng tháng Tám (1945) thành công như một thứ men say rót vào bầu nhiệt huyết tuổi trẻ, Trần Đức Thảo viết truyền đơn, tổ chức các cuộc họp báo để ủng hộ Việt Minh và Chính phủ Hồ Chí Minh.

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

YẾU TỐ NGOẠI LAI TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG 1979

Nguyễn Thị Mai Hoa
Chiến tranh Việt –Trung (1979) là một cuộc chiến tranh hạn chế về không gian và thời gian giữa hai nước XHCN mà ẩn đằng sau nó là hai trục XHCN (Bắc Kinh – Phnompenh; Hà Nội – Moscow). Sở dĩ liên quan đến cuộc chiến có “hai trục XHCN” là bởi hai nước trực tiếp tham chiến đều phải dàn lực ra hai hướng (dù mức độ có khác nhau), tính đến mối đe dọa từ hai phía đều là những lực lượng trong cùng phe XHCN: Trung Quốc tấn công Việt Nam nhưng luôn nghe ngóng phản ứng của Liên Xô; Việt Nam chống trả Trung Quốc song vẫn phải tiếp tục đối phó với Khơme đỏ ở phía Tây Nam. Nói cách khác, liên quan đến cuộc chiến tranh Trung –Việt (1979) xuất hiện “một tam giác cấp vùng bao gồm Campuchia, Việt Nam và Trung Quốc và một tam giác liên lục địa bao gồm Việt Nam, Trung Quốc và Liên bang Xô viết”[1]. Rút từ hai loại hình tam giác đó và xung quanh chúng tồn tại, xuất hiện, dao động hàng loạt các yếu tố ngoại lai khác nhau với sự ảnh hưởng, tác động trên nhiều tầm mức và tầng nấc đa dạng, có ý nghĩa trực tiếp và gián tiếp.

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA HÀ NỘI TRONG CHẶNG ĐƯỜNG ĐẦU ĐỔI MỚI (1986-1996)

Nguyễn Thị Mai Hoa
ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
Trong chiều dài hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước, Hà Nội-Thăng Long văn hiến không chỉ luôn vững vàng mà còn đi đầu trong mọi đổi thay của đất nước, giữ sắc thái rất riêng của mình. Là trái tim của cả nước, với vai trò “đầu tàu”, Hà Nội hội tụ đầy đủ những ưu thế, điều kiện thuận lợi để xây dựng cũng như phát triển quan hệ đối ngoại, thực hiện giao lưu quốc tế với các Thủ đô, các trung tâm chính trị, kinh tế- văn hóa thế giới. Với thế mạnh nói trên, khi Đảng, Nhà nước Việt Nam chủ trương điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm phá vỡ thế bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế, Hà Nội đã nhanh chóng nắm bắt vận hội, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, coi đó là đòn bẩy quan trọng đối với sự phát triển mọi mặt của thành phố, nhất là kinh tế.