Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

GIÚP ĐỠ QUÂN SỰ CỦA LIÊN XÔ CHO VIỆT NAM NHỮNG NĂM CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI (1965-1972)


Nguyễn Thị Mai Hoa 
Đại học Quốc gia Hà Nội
 Tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ các quyền dân tộc thiêng liêng, bảo vệ các giá trị nhân bản, trong cuộc đối đầu lịch sử với một đối phương mạnh hơn gấp nhiều lần, có tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội, nhân dân Việt Nam luôn nhận được sự đồng tình, cổ vũ của các lực lượng dân chủ, tiến bộ, hòa bình trên thế giới. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ không tách rời sự ủng hộ quốc tế to lớn, trong đó có sự giúp đỡ của Liên Xô – quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh với những vũ khí chiến lược tối tân, hiện đại. Viện trợ quân sự toàn diện của Liên Xô, nhất là vào những thời điểm quan trọng của cuộc kháng chiến, đã tăng cường đáng kể và tạo ra sức mạnh quan trọng cho nhân dân Việt Nam chiến đấu.
 1. Quyết định tăng cường viện trợ cho Việt Nam
 Từ giữa những năm 60 (XX), ở Đông Nam Á diễn ra những thay đổi nhanh chóng. Mỹ tăng cường sự hiện diện, củng cố quyền lực trong khu vực, đẩy mạnh hỗ trợ các nước Đông Nam Á chống lại “nguy cơ” của chủ nghĩa Cộng sản. Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh của Liên Xô, một mặt, vừa tiếp tục có thái độ thù địch với Liên Xô, vừa "tìm kiếm quan hệ với Washington để cân bằng địa vị với Liên Xô”[1], đẩy nhanh hòa hoãn với Mỹ; mặt khác, tích cực giúp đỡ Việt Nam chống Mỹ, thông qua Việt Nam mở rộng ảnh hưởng đối với các nước Đông Nam Á.

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

TRUNG QUỐC VÀ CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN (1950-1953)


 Nguyễn Thị Mai Hoa 
Đại học Quốc gia Hà Nội
Là cuộc xung đột cục bộ đầu tiên của thời kỳ chiến tranh Lạnh, dù đã tạm khép lại, song chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) kịp để vô số hệ lụy. Vượt qua giới hạn thông thường của một cuộc đấu tranh thống nhất đất nước bằng con đường vũ trang, chiến tranh Triều Tiên hàm chứa những mâu thuẫn lớn của cuộc đối đầu Đông – Tây. Đằng sau mỗi sự kiện, mỗi diễn biến của cuộc chiến, đều có bàn tay, bóng dáng và những dự liệu, những kế hoạch ngầm định của các cường quốc. 
 1- Trung Quốc với kế hoạch thống nhất Triều Tiên của Kim Nhật Thành
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, theo thỏa thuận của các nước lớn, tháng 8-1948, Nam Triều Tiên tuyên bố thành lập Đại hàn Dân quốc, tháng 9-1948, Bắc Triều Tiên tuyên bố thành lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên), chính thức hình thành cục diện chia cắt bán đảo Triều Tiên. Cũng từ thời điểm đó, cả hai miền Bắc, Nam Triều Tiên đều khẩn trương chuẩn bị cho công cuộc thống nhất đất nước.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

LIÊN XÔ VỚI VẤN ĐỀ ĐÀM PHÁN HÒA BÌNH TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM (1968-1973)

Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong chiến tranh Việt Nam, cuộc đàm phán hòa bình Paris là một trong những sự kiện quan trọng, phản ánh bước ngoặt của cuộc kháng chiến, là nơi đấu trí, đấu lực gay go, quyết liệt giữa Việt Nam và Mỹ.
Đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa, có tiếng nói trọng lượng trên trường quốc tế, tham gia giải quyết hầu hết các vấn đề trọng yếu trên thế giới, Liên Xô tuy không có tên trong thành phần đàm phán Paris, cũng không trực tiếp ký kết vào bất kỳ thỏa thuận nào của cuộc hòa đàm, song lại có vai trò, ảnh hưởng nhất định đối với các bên đàm phán cũng như tiến trình đàm phán.

SỰ TRỞ LẠI ĐÔNG NAM Á CỦA LIÊN BANG NGA VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM



Nguyễn Thị Mai Hoa 
Đại học Quốc gia Hà Nội
Bước vào thế kỷ XXI, Đông Nam Á trở thành một trong những khu vực địa – chính trị, địa – quân sự, địa - kinh tế quan trọng bậc nhất của thế giới với sự gia tăng ảnh hưởng chính trị, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ấn tượng vượt xa mức trung bình toàn cầu, với vai trò hàng đầu trong sự liên kết lực lượng mới đang nổi lên ở khu vực[1]. Những yếu tố đó khiến Đông Nam Á trở thành “vùng đệm” vô cùng quan trọng trong chiến lược kiềm chế lẫn nhau, lan tỏa ảnh hưởng ở châu Á – Thái Bình Dương của hàng loạt nước lớn. Do vậy, sự trở lại Đông Nam Á của LB Nga là một tất yếu chiến lược, có tác động đa chiều và trực tiếp tới cục diện khu vực.

HAI CHUYẾN ĐI BÍ MẬT CỦA HỒ CHÍ MINH ĐẾN LIÊN XÔ (1950-1952)


Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đối với Hồ Chí Minh, nước Nga Xô viết gắn liền với những chặng đường hoạt động cách mạng đầu tiên. Đây cũng là mảnh đất mà Hồ Chí Minh nhiều lần đặt chân đến và mỗi lần đến với một cương vị, sứ mệnh khác nhau. Trong hai năm 1950 và 1952, Hồ Chí Minh có hai chuyến đi bí mật đến Liên Xô. Những diễn biến xung quanh hai chuyến đi phản ánh nhận thức, quan điểm của Đảng Cộng sản Liên Xô về cách mạng Việt Nam và một phần diện mạo quan hệ Việt - Xô thời gian này.
1. Chuyến đi bí mật năm 1950
Năm 1950, cục diện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam có những thay đổi căn bản, thế và lực dần vững mạnh hơn. Nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô đối với cách mạng Việt Nam, nhất là trong những ngày vấn đề công nhận và thiết lập quan hệ song phương giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết đang được đặt ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định sang thăm Liên Xô và đề nghị Lưu Thiếu Kỳ[1] truyền đạt cho I.V. Stalin ý định nói trên.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC: MỘT CHẶNG ĐƯỜNG NHÌN LẠI (1991-2011)

                                                                         
    Nguyễn Thị Mai Hoa
Quan hệ với Trung Quốc là một trong những trục quan hệ hết sức cơ bản về đối ngoại của Việt Nam trong mọi thời kỳ. Đây là mối quan hệ bang giao có lịch sử lâu đời, diễn biến phức tạp, tác động nhiều chiều tới sự tồn tại và phát triển cả hai dân tộc. Đặc biệt, 20 năm qua (1991-2011), quan hệ hai nước bước vào một thời kỳ phát triển mới với tính chất mới, đặt ra những vấn đề đòi hỏi sự nhìn nhận, đánh giá khách quan và khoa học.
1Tháng 11-1991, Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ sau hơn một thập kỷ căng thẳng, đối đầu. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc sau khi bình thường hóa được xác định là kiên trì củng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, coi đó là một yêu cầu chiến lược; trên cơ sở đó, 20 năm sau bình thường hóa (1991-2011), quan hệ Việt – Trung đã diễn ra nhanh chóng trên mọi lĩnh vực:

TRUNG QUỐC VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM NHỮNG NĂM 1954-1960



Nguyễn Thị Mai Hoa[1]
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là một trong những sự kiện tiêu biểu, để lại dấu ấn trong lịch sử thế kỷ XX. Với tầm vóc, ý nghĩa to lớn, cuộc kháng chiến luôn là tâm điểm chú ý của các chuyên gia, các nhà sử học trong và ngoài nước. Dù vậy, bất chấp sự nỗ lực của giới nghiên cứu, rất nhiều nội dung của sự kiện này vẫn đang còn là ẩn số, cần độ lùi thời gian để tiếp tục khám phán, nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, khoa học. Tiếp tục khai lộ những chiều cạnh khác nhau của cuộc chiến tranh cách mạng bảo vệ và giải phóng Tổ quốc (1954-1975) không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là đòi hỏi, là yêu cầu bức thiết của khoa học và thực tiễn. Trên tinh thần đó, những vấn đề quốc tế của cuộc kháng chiến, trong đó có quan hệ, ảnh hưởng của quốc gia láng giềng Trung Quốc với Việt Nam ngày càng được soi tỏ. Bài viết nhằm góp thêm một cái nhìn về quan điểm, thái độ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ NHỮNG NĂM ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1964)

                                            Nguyễn Thị Mai Hoa   Tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đương đầu với một đối thủ có tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội, trong lịch sử 200 năm lập nước chưa từng nếm mùi thất bại, để chiến thắng, Việt Nam rất cần sự ủng hộ của tất cả các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đặc biệt là của Liên Xô - đồng minh chiến lược, trụ cột của phe XHCN. Quan hệ với Liên Xô là một trong những trục chính, quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, trong đó, đồng thuận và không đồng thuận là hai mặt của mối quan hệ, thay đổi tùy thời điểm, thể hiện khá rõ nét trong giại đoạn 1954-1964.