Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

SỰ TRỞ LẠI ĐÔNG NAM Á CỦA LIÊN BANG NGA VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM



Nguyễn Thị Mai Hoa 
Đại học Quốc gia Hà Nội
Bước vào thế kỷ XXI, Đông Nam Á trở thành một trong những khu vực địa – chính trị, địa – quân sự, địa - kinh tế quan trọng bậc nhất của thế giới với sự gia tăng ảnh hưởng chính trị, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ấn tượng vượt xa mức trung bình toàn cầu, với vai trò hàng đầu trong sự liên kết lực lượng mới đang nổi lên ở khu vực[1]. Những yếu tố đó khiến Đông Nam Á trở thành “vùng đệm” vô cùng quan trọng trong chiến lược kiềm chế lẫn nhau, lan tỏa ảnh hưởng ở châu Á – Thái Bình Dương của hàng loạt nước lớn. Do vậy, sự trở lại Đông Nam Á của LB Nga là một tất yếu chiến lược, có tác động đa chiều và trực tiếp tới cục diện khu vực.

1. Liên bang Nga trên chặng đường trở lại
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, so với một số nước lớn khác, sự có mặt của Liên Xô ở Đông Nam Á tuy có muộn hơn, song ảnh hưởng của Liên Xô tại đây lại khá sâu đậm. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và Liên Xô tan rã (1991), nước Nga kế thừa tư cách pháp lý của Liên Xô, cam kết tôn trọng và thực hiện các thỏa thuận quốc tế, các hiệp định song phương, đa phương mà Liên Xô đã tham gia hoặc ký kết.
Song do phải đối diện với những khó khăn kinh tế - xã hội to lớn và do trọng tâm đối ngoại được đặt vào phương Tây, nên nước Nga đã không mấy chú ý đến Đông Nam Á. Ảnh hưởng của nước Nga tại khu vực này suy giảm đáng kể, Nga đứng ngoài những hoạt động quan trọng của khu vực cả về chính trị - ngoại giao, an ninh và kinh tế - thương mại trong khi các nước Mỹ, Nhật, Trung Quốc lại đang có vai trò nhất định tại đây.
Cũng từ giữa những năm 90 (XX), quan hệ giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN được cải thiện một bước cơ bản, bầu không khí khu vực ấm lên nhanh chóng, xu thế hợp tác - liên kết giữa các nước Đông Nam Á bước sang một giai đoạn phát triển mới. Một tương lai mới cho Đông Nam Á được mở ra và nước Nga đã không chậm chễ. Tháng 7-1996, Nga trở thành một trong 10 bên đối thoại đầy đủ của ASEAN; trên cơ sở đó, nhóm Công tác Nga - ASEAN được thành lập năm 1997 với những ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực khoa học - công nghệ; môi trường, phát triển nguồn nhân lực… Đây là những điều chỉnh chính sách quan trọng, đánh dấu bước trở lại đầu tiên của Nga ở khu vực địa – chính trị quan trọng này.
Những năm đầu thế kỷ XXI, sự có mặt của Nga tại Đông Nam Á được đẩy lên một bước mới với những hoạt động ngoại giao diễn ra dồn dập, sôi động: Chính thức tham gia Hiệp ước Hợp tác hữu nghị  ASEAN (2004); ký Tuyên bố chung về Hợp tác chống khủng bố quốc tế (2004); tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nga - ASEAN (2005); thành lập Trung tâm ASEAN tại Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow để thúc đẩy quan hệ Nga - ASEAN (2010); tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Nga – ASEAN lần thứ hai (2010)… Ở thời điểm hiện tại, Nga tham gia hầu như tất cả các hoạt động chính trị, đối thoại an ninh cũng như các hợp tác trong khuôn khổ ASEAN; trong đó, nước Nga đặc biệt chú trọng thảo luận những vấn đề về thiết lập trật tự thế giới đa cực với vai trò trung tâm của Liên hợp quốc, về an ninh năng lượng, an ninh môi trường, về kiến ​​trúc an ninh khu vực… và đã có những đóng góp tích cực, được cộng đồng ASEAN đánh giá cao.
Nhằm vừa tạo những tiền đề vững chắc cho sự trở lại Đông Nam Á, vừa ghi dấu sự hiện diện tại đây, nước Nga hết sức chú ý đến các quan hệ hợp tác song phương về công nghệ quốc phòng trên nền tảng giá thành hợp lý và các điều kiện hợp đồng linh hoạt. Trong những năm 2001-2003, làn sóng vũ khí Nga lần thứ nhất đã tràn vào Đông Nam Á. Trong hai năm 2001-2002, Malaysia mua của Nga hệ thống tên lửa chống tăng “Metis-M”, ký kết hợp đồng mua vũ khí trị giá lên tới 48 tỷ USD; Myanmar nhập của Nga 14 máy bay chiến đấu MiG-29[2]. Trong năm 2003, Nga đã ký hợp đồng cung cấp vũ khí cùng lúc cho ba quốc gia “có máu mặt” ở Đông Nam Á là Việt Nam, Indonesia, Malaysia với tổng số tiền hơn 1,6 tỷ USD, nhiều hơn tổng số tiền các hợp đồng vũ khí trong cùng kỳ với Ấn Độ và Trung Quốc – những quốc gia vốn được coi là những đối tác chiến lược hàng đầu của Nga trên thị trường vũ khí[3]Nga trở thành nhà cung cấp máy bay chiến đấu VVS, trực thăng đa năng Mi-17-1V, máy bay ném bom Su-30, tên lửa chống tăng “Metis-M”… cho Việt Nam, Indonesia, Malaysia. Ngay cả một số nước như Brunei, Singapore, Bangladesh - những  nước luôn nhập khẩu vũ khí từ Anh, Pháp và Mỹ cũng đã chuyển sang lựa chọn vũ khí của Nga. Các nước như Myanmar, Thailand đã và đang tích cực tìm kiếm sự hợp tác kỹ thuật quân sự với LB Nga.
Làn sóng vũ khí Nga lần thứ hai ào vào Đông Nam Á một cách hết sức mạnh mẽ từ năm 2007 và kéo dài cho đến nay. Hàng loạt hợp đồng trong lĩnh vực hợp tác vũ khí – kỹ thuật quân sự đã được ký kết với nhóm nước đối tác truyền thống (Việt Nam, Malaysia, Indonesia) và nhóm nước đối tác giầu tiềm năng (Brunei, Myanma, Thailand). Hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga với các nước Đông Nam Á ở thời điểm này có sự khác biệt đáng kể so với trước đây: 1). Giá trị các hợp đồng lớn; 2). Vũ khí được các quốc gia Đông Nam Á đặt mua có tính năng, tác dụng rất hiện đại (máy bay tiêm kích tàng hình Su-27SK và Su-30MK2, hộ tống hạm Gepard, tàu ngầm lớp Kilo…); 3. Mở rộng phạm vi hợp tác cả về không gian địa lý lẫn nội dung hợp tác. Các nhà phân tích cho rằng, “hiện nay, vũ khí Nga là mặt hàng "nóng" trong các thị trường Đông Nam Á[4]. Bên cạnh đó, các chiến hạm chống tàu ngầm đồ sộ, trang bị kỹ thuật, vũ khí chiến đấu hết sức hiện đại[5] (tàu Đô đốc Vinogrado, Đô đốc Panteleev, Đô đốc Tributs…) của Nga tăng cường sự hiện diện tại khu vực với các chuyến viếng thăm tới Việt Nam, Indonesia, Philippines – những “thượng đế” thường xuyên và cao cấp của Nga. Những động thái đó cho thấy: Một mặt, Nga đang có những tính toán mở rộng thị trường bán vũ khí ở Đông Nam Á; mặt khác, củng cố chặt chẽ hơn nữa quan hệ chính trị - an ninh với các đối tác truyền thống, hướng tới việc đóng vai trò chi phối ở khu vực.
 Trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, Nga, ASEAN đã thỏa thuận và thực thi chính sách khuyến khích các công ty của Nga, của các nước thành viên ASEAN cùng tham gia đầu tư vào các dự án lớn, các lĩnh vực sản xuất thiết bị công nghệ cao, chế tạo cơ khí, chế tạo thiết bị xe hơi, xây dựng đường giao thông, kỹ thuật nông nghiệp, các thiết bị điện tử… Những lĩnh vực hợp tác quan trọng, then chốt của Nga với ASEAN là năng lượng, vận tải hàng không và vũ trụ. Tại Hội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN lần thứ nhất (Kuala Lumpur, 2005) và Hội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN lần thứ hai (Hà Nội, 2010), vấn đề hợp tác năng lượng được coi là điểm sáng của toàn bộ tiến trình hợp tác Nga - ASEAN giai đoạn 2005-2015. Hai bên đưa ra các biện pháp đảm bảo hợp tác năng lượng bền vững thông qua cung cấp, khai thác dầu, khí đốt, than đá, năng lượng hạt nhân, năng lượng điện… Theo “Chiến lược năng lượng của Cộng hòa Liên bang Nga đến năm 2030”, năng lượng xuất khẩu sang ASEAN vào năm 2030 sẽ chiếm khoảng 26-27% tổng năng lượng xuất khẩu của nước Nga[6]. Là nước vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu dầu mỏ (xuất siêu)[7], với những phân tích kinh tế nhạy bén, LB Nga đã “bắt đúng mạch”, nắm đúng “yết hầu” nền kinh tế các nước ASEAN – năng lượng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Hợp tác năng lượng được nhà nghiên cứu I.V.Usov ví như “động cơ chuyển dịch quan hệ Nga – ASEAN từ điểm chết đến quan hệ đối tác chiến lược”[8]. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở, bởi hầu hết các nước ASEAN là những nhà nhập khẩu dầu mỏ[9] và sản phẩm dầu mỏ, phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường năng lượng toàn cầu, mà thị trường năng lượng toàn cầu dưới sự chi phối của Tổ chức OPEC[10] và một số “ông Trùm” dầu khí là bất lợi đối với những nước phải nhập khẩu nguồn “vàng đen” này. Để giải quyết thiếu hụt năng lượng trong khi nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, ngoài việc tích cực nhập khẩu dầu mỏ - thứ tài nguyên mà Nga đang sẵn có, nhiều khả năng các nước ASEAN sẽ tìm tới cứu cánh năng lượng hạt nhân – một lĩnh vực thế mạnh của nước Nga, nơi không thiếu các nhà khoa học dày dạn kinh nghiệm. Không chỉ với năng lượng hạt nhân, trong thăm dò địa chất, xây dựng các nhà máy nhiệt, thủy điện, khai thác dầu khí, xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí đốt, các công trình đường dây tải điện… các chuyên gia Nga cũng có những ưu thế vượt trội.
Hợp tác vận tải hàng không Nga – ASEAN là một lĩnh vực hợp tác đầy tiềm năng và triển vọng. Thị trường hàng không Đông Nam Á là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới[11]. Năm 2010 đánh dấu bước đột phá trong hợp tác hàng không Nga – ASEAN: Nga đã ký ba hợp đồng[12] cung cấp máy bay cho Indonesia, Malaysia, Lào với tổng trị giá hơn 4 tỷ USD[13]. Hợp tác chinh phục vũ trụ với các nước ASEAN tuy là lĩnh vực mới mẻ, song cũng không kém sôi động. Nga đã có các hợp đồng phóng vệ tinh viễn thám, vệ tinh viễn thông vào vũ trụ với Việt Nam, Indonesia, Malaysia.
Tuy nhiên, cần lưu ý thêm rằng, hợp tác kinh tế - thương mại của LB Nga với các nước ASEAN trong so sánh với hợp tác chính trị - an ninh, quốc phòng còn khá khiêm tốn. Năm 2009, thương mại của Nga với ASEAN vào khoảng gần 6,8 tỷ USD – con số không vượt quá 0,5% thương mại của các nước thành viên[14], dù trong khoảng thời gian này Nga là nước xuất khẩu đứng thứ 7 trên thế giới[15] và nếu so sánh với xuất khẩu thương mại vào ASEAN trong cùng năm của quốc gia láng giềng Trung Quốc là 178 tỷ USD[16], thì thương mại Nga - ASEAN quả là nhỏ bé. Năm 2010, thương mại của Nga với ASEAN đã có bước tăng đáng kể, đạt 12,5 tỷ USD, chiếm 1,8 tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga[17], song con số đó vẫn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng. Danh mục hàng hóa Nga xuất khẩu sang Đông Nam Á còn hạn hẹp, kể cả các mặt hàng máy móc, thiết bị - những mặt hàng thế mạnh của Nga. Đánh giá năng lực kinh tế - thương mại của Nga tại khu vực Đông Nam Á, nhà nghiên cứu I.V.Usov cho rằng, “trong phần lớn những sân chơi các nước ASEAN, các doanh nghiệp Nga mới chỉ là những đấu thủ non trẻ”[18]. Dòng vốn đầu tư trực tiếp của Nga tại khu vực Đông Nam Á trong những năm 2007-2009 cũng không chiếm ưu thế trong quan tâm đầu tư, chỉ đạt 270,6 triệu USD[19], tương đương 0,2% toàn bộ FDI của Nga ở nước ngoài[20]. Quá trình lưu chuyển vốn giữa Nga với các nước Đông Nam Á cũng có những điểm khác biệt so với trước đây. Nga không còn là một trong những nước cung cấp viện trợ, đầu tư lớn nhất ở Đông Nam Á như Liên Xô thời kỳ chiến tranh lạnh, mà cung cấp vốn thông qua hình thức vay để các nước thanh toán các khoản tiền mua vũ khí, kỹ thuật quân sự của Nga; đổi lại, Nga cũng được các nước ASEAN cho vay để mua gạo, nông sản và các hàng hóa tiêu dùng khác.
Như vậy, sự trở lại của Nga ở Đông Nam Á chủ yếu trên lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng hơn là trong kinh tế - thương mại và đầu tư. Đó cũng là sự lựa chọn phù hợp với thời điểm, bối cảnh tình hình và với thế mạnh mà Nga đang có, song là sự lựa chọn ngắn hạn. Để sự trở lại Đông Nam Á của nước Nga thật sự có dấu ấn sau thời gian dài “ngủ đông”, Nga và ASEAN cần nỗ lực khắc phục sự chênh lệch trong quan hệ hợp tác giữa hai lĩnh vực chính trị - an ninh và kinh tế - thương mại, “cần hết sức nghiêm túc nhìn nhận và có biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư mạnh mẽ hơn”[21] - như nguyên Tổng thư ký ASEAN Keng Yong đã phát biểu.
2. Quan hệ Việt – Nga trong khung cảnh hợp tác Nga – ASEAN
Việt Nam là một trong những quốc gia có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và vốn có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời với nước Nga. Trong chiến lược trở lại Đông Nam Á của Nga, Việt Nam có nhiều thế mạnh, vừa là đòn bẩy trong hợp tác Nga – ASEAN, vừa mang tính xúc tác trong chính sách lan tỏa ảnh hưởng của Nga tại khu vực. Trong những năm gần đây, quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga liên tục phát triển, mang tính chất mới. Gần đây nhất, với chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (7-2012)[22], từ quan hệ đối tác chiến lược hai nước đã nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. Quan hệ Việt – Nga có các đặc điểm: 1- Có một hành lang pháp lý thông thoáng cho hai nước xúc tiến mạnh mẽ quan hệ hợp tác cùng có lợi với 60 hiệp định, hiệp ước, văn bản thỏa thuận hợp tác được ký kết trên nhiều lĩnh vực[23]; 2- Cả hai nước đều mong muốn và có biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả; 3- Hai nước không ngừng mở rộng các lĩnh vực hợp tác; 4- Quan hệ hai nước mang tính thực tế cao dựa trên sự nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về vị trí, vai trò của mỗi nước với tư cách là yếu tố tác động và đảm bảo hệ thống lợi ích của từng nước. Nhìn chung, quan hệ hợp tác Việt – Nga vừa có nét tương đồng, vừa có những điểm khác biệt so với quan hệ của Nga với các quốc gia Đông Nam Á. Ngoài điểm tương đồng là hợp tác an ninh – quốc phòng có sự nổi trội so với hợp tác kinh tế  - thương mại, đầu tư, thì điểm khác biệt là quan hệ hợp tác Việt – Nga rất chặt chẽ, gắn bó, có tương lai bền vững, khả quan; hai nước dễ tìm tiếng nói chung, nhất là về những vấn đề chính trị - an ninh khu vực.
Hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và LB Nga, tuy đang khởi sắc, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch thương mại của mỗi nước. Năm 2011, kim ngạch thương mại song phương đạt 1,98 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2010; năm tháng đầu năm 2012 đạt 918,8 triệu USD[24]. Tháng 7-2012, hai nước đã thỏa thuận sẽ nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 5 tỷ USD vào năm 2015 và tiến tới 10 tỷ USD vào năm 2020. Hợp tác đầu tư giữa hai nước còn khá khiêm tốn, Nga đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký chỉ đạt gần 1 tỷ USD với 78 dự án, đứng thứ 23 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam[25]. Về phía Việt Nam, tính đến tháng 7-2012, số vốn của các dự án đã được cấp phép mà Việt Nam đầu tư sang LB Nga là 967,17 triệu USD, chiếm khoảng 50% tổng vốn của các dự án Việt Nam đầu tư ra nước ngoài[26]; Nga hiện đứng thứ 4 trong số 10 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư từ Việt Nam[27].
Điểm nhấn trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt – Nga là hợp tác năng lượng với hai nhánh chủ chốt: Dầu khí và năng lượng hạt nhân. Liên doanh dầu khí Vietsovpetro được thành lập vào năm 1980, gia hạn thời gian hoạt động đến tháng 12-2030. Trong hơn 30 năm hoạt động, Vietsovpetro đã khai thác gần 200 triệu tấn dầu mỏ, chiếm gần 60% tổng sản lượng dầu mỏ và gần 100% tổng sản lượng khí đốt do Việt Nam khai thác, trở thành lá cờ đầu của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam và lọt vào Top 10 công ty khai thác dầu khí đạt hiệu quả kinh tế cao nhất của thế giới[28]. Hàng năm, Vietsovpetro đóng góp cho ngân sách LB Nga 8 tỷ USD[29]. Điều đặc biệt trong hợp tác dầu khí Việt – Nga là hai nước mở rộng hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam và Liên bang Nga, tiến tới các nước thứ ba (trước tiên là ở Cuba)[30]. Tại Việt Nam, bên cạnh Gazprom và Zarubezhneft, các Tập đoàn dầu khí hàng đầu của Nga như Lukoil và TNK-BP đã bắt đầu triển khai các dự án dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam. Tại Nga, Liên doanh Rusvietpetro đã đón dòng dầu đầu tiên ở mỏ Bắc Khosedaiu (9-2010); mỏ Visovoje (7-2011); mỏ Tây  Khosedai (7-2012). Năm 2012, sản lượng khai thác của Rusvietpetro sẽ tăng lên hơn 2 triệu tấn và sẽ đạt mức 5 - 5,5 triệu tấn/năm vào năm 2018[31]. Hợp tác trên lĩnh vực điện hạt nhân là bước đột phá lớn, với việc hai nước ký Hiệp định liên Chính phủ về xây dựng Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam (10-2010). Trong chuyến thăm LB Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (7-2012), phía Nga hứa sẽ cung cấp cho Việt Nam 10 tỷ USD tín dụng, trong đó “khoảng 8 tỷ dollar tín dụng sẽ được chi cho công trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam”[32].
Trong điều kiện Việt Nam tăng cường chi phí quốc phòng, hiện đại hóa quân đội, đối tác ưu tiên số một trong ở hợp tác kỹ thuật quân sự được lựa chọn tất yếu là LB Nga. Năm 1998, hai nước ký Hiệp định liên Chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Năm 1999, Ủy ban liên Chính phủ Nga – Việt về hợp tác kỹ thuật quân sự được thành lập – đây là cơ sở quan trọng cho một giai đoạn hợp tác mới sôi động. Trong những năm 2002-2007, Việt Nam đặt mua của Nga những loại vũ khí tối tân, hiện đại: Tầu tuần tra ven biển Svetlyak Project 10.412, tổ hợp tên lửa S-300PMU1, tàu khu trục Gepard-3.9 Project 11.661; hệ thống rada phòng không tự động... Ngoài mua mới, Việt Nam còn ký kết hợp đồng nâng cấp hệ thống S-125M, phiên bản "Pechora-2M", đào tạo lực lượng vận hành… Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các hợp đồng mới chỉ có giá trị trên dưới 500 triệu USD. Năm 2008 là một dấu mốc mới trên con đường hợp tác kỹ thuật quân sự Việt – Nga. Việt Nam trở thành đối tác nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga tại Đông Nam Á và là đối tác lớn thứ ba ở châu Á – Thái Bình Dương, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ[33]. Trong năm 2008, trị giá các hợp đồng ký kết mua bán vũ khí Việt – Nga đã lên đến trên 1 tỷ USD. Năm 2009, giá trị mua bán của các hợp đồng tăng vọt - đạt 3 tỷ USD; trong đó, đáng lưu ý là hợp đồng trị giá 2 tỷ USD để mua 6 chiếc tàu ngầm Project 636 lớp "Kilo"[34] – “sát thủ vô hình” dưới biển. Trong quý I-2010, các hợp đồng mua bán vũ khí giữa Việt Nam với LB Nga đã vượt quá 1 tỷ USD[35]. Nga hợp tác sản xuất tại Việt Nam phi đạn Uran (SS-N-25 Switchblade) theo một dự án tương tự như việc hợp tác sản xuất loại tên lửa siêu âm BrahMos giữa Nga và Ấn Độ. Việt Nam và LB Nga còn tiến hành đàm phán về việc xây dựng căn cứ dành cho lực lượng tàu ngầm Việt Nam và những cơ sở hạ tầng, đội ngũ vận hành tương ứng. Năm 2012, Việt Nam và Nga cũng thỏa thuận về một hợp đồng sửa chữa, tân trang Cảng Cam Ranh trị giá 220 triệu USD.
Như vậy, trong khung cảnh hợp tác Nga – ASEAN được mở rộng, ngày càng đi vào thực chất, Nga coi Việt Nam là một trong đối tác chiến lược chính. Về phía Việt Nam, trước những biến động trong tình hình thế giới, khu vực, Việt Nam cần bạn bè, đồng minh và nhanh chóng thúc đẩy quan hệ toàn diện với LB Nga. Quan hệ hai nước là quan hệ hợp tác trên cơ sở lợi ích, khác hẳn về chất so với thời kỳ chiến tranh lạnh, mang giá trị hiện thực và tiềm năng to lớn.
3. Việt Nam trước sự trở lại của Liên bang Nga ở khu vực: Thời cơ, thách thức và đối sách
Là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, sau những năm tháng cải cách, đổi mới, Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục, song hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, trong đó nổi lên những vấn đề “nóng” như nguy cơ tụt hậu ngày càng cao, nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, nạn tham nhũng trầm trọng, vấn đề dân chủ, vấn đề biển Đông… Để giải quyết những vấn đề của mình, Việt Nam không thể đặt mình ra ngoài những vận động, biến đổi tại khu vực.
Cũng như một số quốc gia trong khu vực, Việt Nam có người láng giềng phương Bắc to lớn là Trung Quốc. Quan hệ Việt - Trung đã trải qua những thăng trầm lịch sử, được bình thường hóa vào năm 1991 và hiện tại trong quan hệ giữa hai nước “điểm nhạy cảm” là biển Đông lại dậy sóng. Với tầm quan trọng của biển Đông, Trung Quốc luôn coi đây là "không gian sinh tồn", đặt mục tiêu phải sở hữu bằng được các lợi ích của biển Đông, tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết lãnh hải biển Đông, biến biển Đông thành “ao sau” nhà mình, nhằm mở rộng cương vực sinh tồn, tạo thêm sức mạnh trong cán cân quyền lực ở châu Á - Thái Bình Dương. Các lấn chiếm của Trung Quốc trên biển Đông không những sẽ hạn chế khả năng, triển vọng kinh tế của Việt Nam, mà còn làm cho Việt Nam rất dễ bị sức ép của Trung Quốc về phương diện quân sự. Xung quanh những bất đồng về biển Đông, hai nước đã không ít lần có đụng độ vũ trang, va chạm trên biển, lúc căng thẳng, lúc chùng xuống, song mật độ thì có vẻ như ngày càng dày hơn dù hai nước tuyên bố kiềm chế và giải quyết thông qua đối thoại, thương lượng hòa bình. Trong điều kiện đó, Việt Nam cần nhiều bạn bè đồng minh hơn bao giờ hết. Sự trở lại Đông Nam Á của Nga làm cho các mối quan hệ quốc tế tại khu vực vốn tồn tại chồng chéo, đan xen phức tạp, tiếp tục có những vận động, biến chuyển mới, tạo ra những cơ hội, mà nếu khéo nắm bắt, Việt Nam có thể có những đối trọng cần thiết cho việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải của mình.
Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương và tiểu khu vực Đông Nam Á làm tăng vị thế địa - chính trị của Việt Nam. Án ngữ vị trí quan trọng ở Đông Nam Á, từ đó có thể kiểm soát các tuyến đường hàng hải và hàng không huyết mạch đi qua khu vực biển Đông - nơi LB Nga có nhiều lợi ích thiết thân với yêu cầu bảo đảm các quyền lợi an ninh, kinh tế, hàng hải có ý nghĩa chiến lược, nên trong bước trở lại Đông Nam Á của nước  Nga, Việt Nam là một mặt xích quan trọng. Ngày tuyên thệ nhậm chức (7-5-2012), Tổng thống V.Putin đã ký Sắc lệnh "Về các biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại"; trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia mà nước Nga đặt yêu cầu “củng cố và làm sâu sắc thêm đối tác tin cậy công bằng và sự hợp tác chiến lược” trong quan hệ  Nga – châu Á – Thái Bình Dương, nhằm “bảo đảm các lợi ích quốc gia Nga trên cơ sở các nguyên tắc thực dụng, cởi mở và đa phương trong bối cảnh đang hình thành hệ thống đa cực trong quan hệ quốc tế"[36]. Trên thực tế, Nga đã lập tức có những động thái cụ thể, dựa trên đó, có thể hoàn toàn tin vào “tính thực dụng” trong chính sách đối ngoại của nước Nga – đó là vấn đề biển Đông.
Vốn lâu nay giữ thái độ thận trọng và trung lập trong các tranh chấp biển Đông, gần đây nước Nga đã không đứng ngoài cuộc. Tháng 4-2012, Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom và Vietsovpetro đã thỏa thuận về việc Gazprom sẽ tiến hành cùng khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam – nơi mà Bắc Kinh cho là “nằm bên trong hải giới truyền thống” của mình và công ty Anh BP (British Petroleum) đã phải rút lui dưới áp lực của Trung Quốc. Trong khi Mỹ đang lưỡng lự, chưa rút lui nhưng cũng không có dấu hiệu tiến tới thực hiện dự án Exxon Mobil khai thác dầu tại lô 119 ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam, còn Ấn Độ cũng đang chần chừ xem có nên bước thêm bước nữa trong dự án thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128, dù dự án được sự ủng hộ của Nhật Bản, thì động thái nói trên của Nga là một diễn biến quan trọng, thể hiện  bước chuyển trong lập trường của Nga đối với vấn đề biển Đông. Nếu Nga khai thác dầu khí thành công có nghĩa là Việt Nam có thêm đồng minh trong giải quyết tranh chấp trên biển Đông - nơi đang nóng lên từng ngày do các xung đột lãnh hải và việc khai thác tài nguyên diễn ra êm thấm là một hình thức xác định/khẳng định chủ quyền trên vùng biển đó.
Nếu như tại Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á lần thứ 11 (Shangri -La, 6-2012), Nga hầu như không có một phát biểu cụ thể gì về biển Đông, trong khi Mỹ khá mạnh dạn bày tỏ quan điểm, thì tại cuộc gặp thượng đỉnh Việt – Nga (7-2012), vấn đề biển Đông được Nga đề cập đến với thái độ khá dứt khoát: 1). “Tăng cường phối hợp nhằm đối phó với các thách thức, nguy cơ mới đe dọa an ninh và phát triển bền vững ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương[37]; 2). “Các tranh chấp lãnh thổ và các tranh chấp khác tại không gian Châu Á-Thái Bình Dương cần được giải quyết chỉ bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế hiện hành, nhất là Hiến chương Liên Hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 19823; 3). “Ủng hộ việc thực thi đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002 và tiến tới sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên tại biển Đông4.  Như vậy, các tuyên bố của nước Nga rất rõ ràng, là cam kết có nguyên tắc của một cường quốc đang từng bước tái can dự trở lại châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á. Cũng lưu ý thêm rằng, những cam kết này có nội dung gần gũi với “Nguyên tắc 6 điểm về biển Đông” mà ASEAN đạt được vào tháng 7-2012.
Bên cạnh đó, quan hệ Nga – Trung tuy được tuyên bố là “quan hệ đối tác chiến lược”, song đây lại mà mối quan hệ hết sức lỏng lẻo. Nga và Trung Quốc tuy có nhiều lợi ích chung, song các bất đồng và mâu thuẫn lợi ích cũng không ít. Tuy coi nhau là “đối tác chiến lược”, nhưng trung tâm đối ngoại của cả hai nước lại là những quốc gia khác nhau: Trung Quốc coi Mỹ là đối tác trung tâm, còn các nước châu Âu lại là điểm đến của nước Nga từ truyền thống đến hiện tại. Thương mại Trung – Nga chỉ chiếm 9,5% kim ngạch, nhưng thương mại Nga-EU cùng kỳ chiếm tới 49% kim ngạch[38]. Là hai cường quốc, hai đối thủ chiến lược lâu dài trong cùng một khu vực, giữa hai nước không thể tránh khỏi đụng độ lợi ích và có những nghi kỵ. Gần đây nhất, Nga đã từ chối bán những loại vũ khí tối tân như máy bay SU-35, tên lửa phòng không S-400, tàu ngầm lớp Amur… cho Trung Quốc với lý do “không có đạo luật nào đảm bảo những sản phẩm này không bị Trung Quốc xâm phạm bản quyền”[39], song theo nhà báo Alexander Plekhanov thì nguyên nhân chính nằm ở chỗ “trong một ngày không xa, những vũ khí ngày hôm nay nước Nga bán cho Trung Quốc có thể được sử dụng để chống lại nước Nga”[40]. Alexander Plekhanov cảnh báo: “Dù thương vụ mua bán máy bay SU-35 có thể mang lại cho ngân sách Nhà nước 4 tỷ USD, nhưng Chính phủ Nga cần cân nhắc kỹ trước sau ít nhất ba lần trước khi quyết định”[41]. Điều đó không phải là không có cơ sở, Trung Quốc  luôn có những hành động để nước Nga phải cảnh giác. Bằng chứng là gần đây thông qua tận dụng đầu tư thương mại trong khối Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), Trung Quốc đã xâm nhập mạnh mẽ, “lấn sân” ở khu vực Trung Á - một khu vực vốn được Nga coi là địa bàn chiến lược của mình.
Những phân tích trên cho thấy quan hệ Nga – Trung còn nhiều bất ổn, khó bền chặt, khó kết thành quan hệ đồng minh, bởi đồng minh là những quốc gia luôn coi trọng lợi ích, xem xét, tham gia giải quyết các vấn đề của nhau. Sẽ không có quan hệ như vậy giữa Nga và Trung Quốc, đơn giản là vì Trung Quốc không tham gia các liên minh, liên kết thật sự với bất kỳ nước nào. Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng, quan hệ Nga - Trung dù có lỏng lẻo, nhưng Nga có hàng loạt lợi ích ở người láng giềng Trung Quốc: Thương mại Nga – Trung tuy chưa lớn, nhưng không ngừng gia tăng (đạt 55,45 tỷ USD vào năm 2010, tăng 43,1% so với năm 2009[42]); Trung Quốc là đối tác số một của Nga trên thị trường kỹ thuật quân sự khu vực châu Á – Thái Bình Dương (chiếm 15% tổng khối lượng xuất khẩu vũ khí của Nga trong năm 2011[43]). Trung Quốc và Nga có chung sự quan tâm giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran và Bắc Triều Tiên, đều có mục tiêu kiềm chế Mỹ. Trong tranh chấp trên biển Đông, tuy Nga không phản đối đưa vấn đề ra bàn bạc ở các diễn đàn đa phương, song Nga ủng hộ thương lượng song phương là chủ yếu (trùng với lập trường của Trung Quốc), cho rằng, diễn đàn đa phương chỉ có ý nghĩa làm rõ lập trường của các bên tranh chấp và hỗ trợ các giải pháp song phương tiến triển thuận lợi. Giữ thái độ trung dung, Nga muốn đóng vai trò trung gian thúc đẩy các giải pháp song phương; qua đó có thể tăng cường vị thế ở khu vực và dành những lợi ích cụ thể từ mỗi bên tranh chấp.
Như vậy, coi trọng quan hệ với Việt Nam, song LB Nga cũng coi trọng cải thiện, phát triển quan hệ song phương, đa phương với các nước khác ở châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc, phục vụ mục tiêu vươn ra khu vực, tái tham dự một cách mạnh mẽ vào các tiến trình của khu vực, trở thành cường quốc toàn cầu trong “kỷ nguyên hậu Mỹ”. Nước Nga sẽ không hy sinh lợi ích của mình vì những mối quan hệ cụ thể. Vấn đề đặt ra là Việt Nam phải luôn có đầu óc thực tế, có cái nhìn tỉnh táo đối với từng diễn biến và thái độ các bên, nắm bắt những mâu thuẫn, cũng như lợi ích trong các quan hệ quốc tế chủ đạo của khu vực để có đối sách phù hợp, nhằm đảm bảo an ninh, phát triển bền vững, loại bỏ nguy cơ tụt hậu, trở thành quốc gia có tiếng nói, có vị trí trong khu vực và trên trường quốc tế.
Để thực hiện mục tiêu nói trên, trước thời cơ và thách thức mới, Việt Nam cần hết sức lưu ý:
 Thứ nhất, giữ vững đường lối độc lập, tự chủ. Trong quan hệ giữa nước lớn với nước nhỏ, các nước lớn thường muốn đặt các nước nhỏ trong vùng ảnh hưởng, chế định, lái các nước nhỏ đi theo quỹ đạo của mình. Vì thế, độc lập tự chủ trong đường lối vừa là yêu cầu, vừa điều kiện tiên quyết cho thành công của mỗi quốc gia, nhất là các nước nhỏ và vừa. Có độc lập, tự chủ thì mới tránh được tác động và sức ép bên ngoài, tránh trở thành con bài trong tay người khác, mới có thể bảo tồn lợi ích quốc gia dân tộc.
Thứ hai, giữ vững đồng thuận xã hội. Việt Nam đã trải qua những tình thế lịch sử “ngàn cân treo sợi tóc”, nhưng trong khó khăn, nguy nan, Nhà nước với dân tộc là một, chế độ chính trị - nhân dân - đất nước là một. Chính sự gắn kết bền chặt ấy đã tạo ra sức mạnh bất khả chiến bại - sức mạnh của tinh thần dân tộc, ý chí dân tộc để đưa đất nước vượt qua và trụ vững. Chỉ có đồng thuận xã hội mới khơi dậy được sức sống mãnh liệt và nghị lực sáng tạo của dân tộc. Đồng thuận xã hội chính là điều kiện đảm bảo tương lai cho đất nước, là vũ khí sắc bén trong mọi điều kiện và hoàn cảnh, dù cho có cam go, ngặt nghèo đến mấy. 
Thứ ba, mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ các nước lớn. Nội lực của đất nước mới chỉ là một nửa con đường cần đi, thiếu đi bạn bè bên ngoài, thiếu sự kết hợp giữa nội lực và ngoại lực, con đường ấy sẽ không đến đích. Nếu Việt Nam bị cô lập, quan hệ đối ngoại hẹp, quan hệ song phương với các nước lỏng lẻo, thì Việt Nam sẽ trở nên nhỏ yếu. Tuy nhiên, triển khai mạnh mẽ quan hệ song phương, đa phương không có nghĩa là tạo ra một tập hợp lực lượng giữa những nước này để chống nước khác. Thúc đẩy, phát triển quan hệ với các nước, các trung tâm kinh tế - chính trị là tranh thủ yếu tố quốc tế thuận lợi, tăng cường thực lực đất nước, vì ổn định, hòa bình của khu vực và của chính Việt Nam.
Thứ tư, thay đổi căn bản tư duy về quan hệ quốc tế, về bạn – thù. Nền tảng của mọi mối quan hệ quốc tế đương đại là lợi ích, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn, ý thức hệ hay lý tưởng chỉ là thứ yếu. Vì thế, bạn, thù, đồng minh… đều chuyển hóa nhanh chóng trên nền tảng chuyển hóa lợi ích. Việt Nam cần có cái nhìn thực tế về lợi ích,về sự can dự của các nước lớn, các khối nước trong khu vực Đông Nam Á, tránh để tư duy bạn – thù cứng nhắc, tránh để nỗi lo sợ “diễn biến hòa bình” cản trở con đường hội nhập, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại.


[1]Đông Nam Á có dân số vào khoảng hơn 590 triệu người (10% dân số thế giới), có GDP khoảng 1,491 nghìn tỷ USD (2,5% của GDP toàn cầu), kim ngạch xuất khẩu là 1,521 nghìn tỷ USD; nằm trên tuyến đường biển nối liền các khu vực có tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự như Đông Bắc Á, Ấn Độ, Trung Đông, Australia và nhiều nước thuộc khu vực Thái Bình Dương. Đông Nam Á là trung tâm của các quá trình hội nhập trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các quốc gia Đông Nam Á có các hình thức hợp tác chặt chẽ và ngày càng mở rộng phạm vi hợp tác.
[2]Светлана Ключанская, “Военно-техническое сотрудничество России и стран Юго-Восточной Азии в стратегических областях”, Журнал Новый Оборонный Заказ. Стратегии, №3 (20), 6-2012.
[3]Оружейная вертикаль”, Коммерсантъ “Власть”, № 4 (557), 2-2-2004.
[4]Kang Lin, “Nước Nga hưởng lợi từ các xung đột trên biển Nam Trung Hoa”, http://opinion.huanqiu.com, 7-8-2012.
[5]Đây đều là những chiến hạm chủ lực của hạm đội Thái Bình Dương với các thông số kỹ thuật: Dài 163m, rộng 19 m, lượng choán nước 6840 tấn, mướn nước 7,8 m, tốc độ 29,5 hải lý, chế độ bơi tự động 30 ngày đêm, thủy thủ đoàn gồm 293 người (35 sĩ quan), được trang bị 2 pháo hạm AK-100, 4 АК-630 М; tên lửa - ngư lôi - rocket chống ngầm: 2x4 tên lửa chống ngầm-tên lửa chống hạm Rastrub, 2х4 533mm ТА, 2х12 RBU-6000; vũ khí chống máy bay: 8x8 tên lửa phòng không Kinzhal, 2 máy bay trực thăng Ka-27.
[6] Энергетическая стратегия России на период до 2030 г.//Министерство энерге- Энергетическая стратегия России на период до 2030 г.// Министерство энерге-  г.//Министерство энерге- г.// Министерство энерге-и РФ (утверждена распоряжением Правительства РФ от 13 ноября 2009 г. № 1715-р): офиц. сайт. URL: http://minenergo.gov.ru/activity/energostrategy/
[7]Hàng năm nước Nga nhập 380 tỷ USD, xuất 500 tỷ USD dầu mỏ, khí đốt (Nguồn: Việt Nam và thế giới, 26-7-2012).
[8]Усов Илья Викторович,“Отношения России и АСЕАН: модернизация – путь к успеху”, Журнал Проблемы национальной стратегии, № 2 (7) 2011, стр.59.
[9] Theo dự báo của Ngân hàng phát triển châu Á thì nhu cầu dầu mỏ của các nước ASEAN năm 2030 lên tới 382,4 triệu tấn, trong khi năm 2006, các nước này chỉ tiêu thụ hết 185,9 triệu tấn (Nguồn: Energy Outlook for Asia and the Pacific: Repo/Asia-Pacific Economic Coortpe-ration, Asian Development Bank//Asian Development Bank:website. 2009. October.P.339.URL:http://www.adb.org/Documents/Books/Energy-Outlook/Energy-Out-look.pdf).
[10]Tổ chức này đang điều khiển khoảng 70% tổng dự trữ dầu và chiếm khoảng 41% nguồn cung dầu toàn cầu. Lượng dầu xuất khẩu bởi OPEC chiếm 60% tổng lượng thương mại dầu toàn cầu. Tổ chức này dự tính đến 2030 chỉ tăng chưa đến 10% mức xuất khẩu dầu.
[11]Theo dự đoán của Boeing Company thì đến năm 2029, vận tải hành khách các hãng hàng không các nước ASEAN tăng trung bình 6,9%/năm, vận tải hành khách nội khối tăng khoảng 8,3%/năm và các nước ASEAN sẽ phải có 2770 chiếc máy bay – nghĩa là mua mới gần 2000 máy bay (so với năm 2009 với 980 chiếc (Nguồn: Current Market Outlook 2010–2029//Boeing: aerospace company website. 2010. P. 18. http://www.boeing.com/commercial/cmo/pdf/Boeing_Current_Market_ Outlook_2010_to_2029.pdf).
[12]Đó là hợp đồng với Hãng hàng không Indonesia Kartika Airlines (trị giá 951 triệu USD); Hãng hàng không Malaysia Crecom Burj Resources Ltd (trị giá 3 tỷ USD); Hãng hàng không Lào Phongsavanh Airlines (trị giá 95,1 triệu USD).
[13]Усов Илья Викторович,“Отношения России и АСЕАН: модернизация – путь к успеху”, TLđd, стр.63.
[14]ASEAN Trade by Selected PartnerCountry/Region, 2005−2009//ASEAN: offic. site. URL: http://www. aseansec.org/stat/Table19.xls.
[15]World Investment Report 2010: Investing in a Low-Carbon Economy//United Nations Conference on Trade and Developments, website. New York : Geneva, 2010. P. 6.
[16]Усов Илья Викторович,“Отношения России и АСЕАН: модернизация – путь к успеху”, TLđd, стр.56.
[17]Тезисы выступления заместителя директора Департамента Азии и Африки Н.Н. Стригуновой “О торгово-экономическом и инвестиционном сотрудничестве России и АСЕАН и о проекте «дорожной карты» торгово-экономических связей Россия–АСЕАН”,13-5-2010, стр.3. 
[18]Усов Илья Викторович,“Отношения России и АСЕАН: модернизация – путь к успеху”, TLđd, стр.55.
[19]Foreign Direct Investment Net Inflow to ASEAN from Selected Partner Countries/Regions (as of 15 July 2010) : Table 26// Association of Southeast Asian Nations: offic. URL: http://www.aseansec.org/stat/Table26.pdf/
[20]Платёжный баланс Российской Федерации//Центральный банк Российской Федерации: офиц. сайт. URL: http://www.cbr.ru/statistics/?Prtid=svs.
[21]Ong Keng Yong H. E, ASEAN-Russia: Partnership for Peace and Prosperity in Asia Pacific (Moscow, 9 October 2006)//Association of Southeast Asian Nations: offic. website.URL: http://www.aseansec.org/18878.htm.
[22]Đây là chuyến thăm Châu Âu đầu tiên trên cương vị mới của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cũng là vị nguyên thủ Châu Á đầu tiên thăm chính thức Liên bang Nga kể từ khi Tổng thống Putin đắc cử tổng thống nhiệm kỳ mới.
[23]“Quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” Việt Nam – Liên bang Nga”, Tạp chí Cộng sản điện tử, 24-7-2012.
[24] Cúc Nhi, “Nhiều cơ hội đầu tư với Nga”, Thế giới và Việt Nam, 26-7-2012.
[25] Cúc Nhi, “Nhiều cơ hội đầu tư với Nga”, TLđd.
[26] Cúc Nhi, “Nhiều cơ hội đầu tư với Nga”, TLđd.
[27] Cúc Nhi, “Nhiều cơ hội đầu tư với Nga”, TLđd.
[28] Đinh Lanh, “Hợp tác dầu khí Việt – Nga đơm hoa, kết trái”, Tin tức – TTXVN, ngày 26-7-2012.
[29] “Зачем России АСЕАН? Журнал Российская Фередация сегодня, №22 за 2010г.
[30]Tháng 5-2008, hai bên đã thành lập Liên doanh VietGazprom tại Việt Nam; đồng thời, thành lập Liên doanh GazpromViet để thăm dò, khai thác dầu khí ở Nga và các nước thứ ba với tỷ lệ góp vốn Gazprom 51% và PetroVietnam 49% (Nguồn: Đinh Lanh, “Hợp tác dầu khí Việt – Nga đơm hoa, kết trái”, TLđd).
[31] Đinh Lanh, “Hợp tác dầu khí Việt – Nga đơm hoa, kết trái”, TLđd.
[32] “Nga cấp cho Việt Nam khoản tín dụng khoảng 10 tỷ dollarTiếng nói nước Nga, 27-7-2012.
[33]Министр обороны обсудит во Вьетнаме военно-техническое сотрудничество. URL: http://army.lv/ru/armiya-vetnama/901/23650.
[34]Việt Nam đã trở thành khách hàng chính mua thiết bị kỹ thuật hải quân của Nga”, Tiếng nói nước Nga, 31-8-2012.
[35]Сердюков обсудит во Вьетнаме двустороннее сотрудничество. URL: http://army.lv/ru/armiya-vetnama/901/23668.
[36]“Энергетика и внешняя политика Владимира Путина”, NewsLand.ru, 10-6-2012.
[37],3,4 “Внешняя политика Путина", Мир новостей Best of Hot News, 8-5-2012.
[38]“Thông tin cơ bản về Liên bang Nga và quan hệ Việt – Nga”, Trang Thông tin điện tử, Bộ Ngoại giao, ngày 7-9-2012.
[39] Nga từ chối bán vũ khí hiện đại nhất cho Trung Quốc, Tiền phong Online, 28-8-2012.
 [40] Александр Плеханов, “Проданное нами Китаю оружие однажды может быть повернуто против нас”, KM.RU, 29-3-2012.
[41]Александр Плеханов, Проданное нами Китаю оружие однажды может быть повернуто против насTLđd.
[42]Хэ Чжэньвэй, По мнению эксперта, китайско-российское торговое сотрудничество прощается с «челноками», Радио голос Росии, 18-4-2011.
[43] “Trung Quốc lấy lại vai trò hàng đầu trong lĩnh vực mua vũ khí Nga”, Tiếng nói nước Nga, ngày 29-8-2012.

Bản Tiếng Anh
THE COMEBACK OF RUSSIAN FEDERATION TO SOUTH-EAST ASIA AND EFFECTS ON VIET NAM
Dr. Nguyen Thi Mai Hoa
Training and fostering political reasoning lecturers center,
Ha Noi National University
          In the beginnings of 21 century, South-East  Asia became one of the most important local-politics, local-military, local-economic areas of the world with the development of political influence, impressive proportion of economics growth that overcame global average, with top role that linked new forces, that were rising in the area. Those elements made South-East Asia became “a buffer” that was very important in restraining each other strategy, spread and influenced on Asia-Pacific in a lot of large countries. So, the comeback of Russian Federation to South-East Asia was a strategy move, which influenced directly in many ways on the area.
          1-Restart policy for South-East  Asia
          During the Cold War, compared to some other large countries, Soviets presence in South-East Asia was late, but it still had huge influence on the area. South-East Asia, but Soviets influence was quite deep in South-East Asia. After the Cold War (1989) and Soviet spread (1991), Russia inherited Soviets status, undertaking to respect and implement international agreements, bilateral and multilateral agreements, that Soviet participate to sign. But due to huge difficulties facing the economy – society and external centre was placed in the west; Russia didn’t note South-East Asia.  Russia's influence in the region significantly reduced.
          Also from the mid-90s of last century, relationship between two groups of countries of Indochina and ASEAN improved in basic steps, the religion atmosphere was warming quite fast, cooperation-linking trend between South-East countries entered to a new stage of development.  A new future for South-East Asia was opened and Russia has seen to its position and began to rebuild the image that it had earlier. May 7-1996, Russia became one of 10 full dialogue partners of ASEAN; based on that, The Russian team - ASEAN was established in 1997 with the priorities of cooperation in the field of science – technology; environment, human resource development… These are important policy adjustments, marketing first steps of returning of Russia in this important local-politics area.
          In the early twenty-first century, Russia's presence in Southeast Asia was pushed to a new level with diplomatic activities that took place repeatedly and exciting: officially participated in The Treaty of Friendship Cooperation ASEAN (2004); signed the Joint Declaration on Cooperation against International Terrorism (2004); attended the Summit Russia - ASEAN (2005); established the ASEAN Center at the University of International Relations, Moscow to boost Russia-ASEAN relationship (2010); second time participated in Russia Summit – ASEAN (2010) … At the present time, Russia participated  in almost all political activities, security dialogued and cooperated with ASEAN. Russia especially focused on discussing the problems of establishing a multirole world order with UNs centre role, problems of energy security, environment security, architecture security in the area… and had positive contributions, with high appreciations of ASEA. In economics-commercial field Russia - ASEAN agreed and effectuated policies to encourage companies of Russia, of the ASEANs member countries to invest in big projects, in high-tech field equipments and major projects, in mechanical engineering, automobile manufacturing equipment, road constructions, in agricultural engineering, electronic devices… Russians important- “key” areas of cooperation with ASEAN was energy technologies, military technology, air and space transportations. In the first summit Russia - ASEAN (Kuala Lumpur, 2005) and the second summit Russia – ASEAN (Ha Noi, 2010), issues of energy cooperation was considered to be the bright spot of the whole process of cooperation between Russia and ASEAN for 2005-2015.  Both parties took measures to ensure sustainable energy cooperation through providing, exploiting oil, gas, coal, nuclear energy, electric energy ... According to the "Energy Strategy of the Republic of the Russian Federation in 2030", energy that will be exported to ASEAN in 2030 will account for about 26-27% of total energy exports of Russia[1]. As a country that both exported and imported oil, with sensitive economic analysis, Russia had "captured the correct circuit," holding true "diphtheria" ASEAN economies - energy is extremely important factor determining economic growth[2]. With binding calculating of economic of South-East ASIA with one of the most largest “energy storage”, Russia promoted the process of cooperating military technologies, sold weapons across the entire area, consolidated  relations with traditional partners, expanded relationships with potential partners.
          In the calculation for the way back to South-East Asia, Russia policy focused on the political, security – defense based on energy cooperation and military technology. It was the right choice for the moment, context and with the strength that Russia had, had positive effects for the Russian Federation to note itself in this area.
          2-A spectacular breakthrough in Russia-ASEAN relation
With these two fundamental strengths: having the largest source of energy and science-military technology developed, coming back to South-East Asia, Russian cooperation with ASEAN countries was flourishes in exactly these fields.
            Marked the presence in very sensitive local-political area that is South-East Asia, Russia focused attention on bilateral cooperation in military defense technology based on reasonable cost and flexible contract terms. In the years 2001-2006 first wave that overflowed into South-East Asia with weapons sales contracts that both had great value and special type of military equipments. In two years 2001-2002, Malaysia bought by Russian anti-tank missile system "Metis-M ', signed weapons contracts worth up to $ 48 billion; Myanmar imported 14 Russian fighter airplanes MiG-29[3]. In 2003, Russia signed a contract to supply weapons at the same time to the three top countries that were Viet Nam, Indonesia, Malaysia with the amount more than $ 1, 6 billion more than total amount of weapons contract with India and China in the same period - countries that were considered as the leading strategic partners of Russia in weapon market[4]. Even some countries such as Brunei, Singapore, Bangladesh, that previously only imported weapons from Britain, France and the U.S. also turned to chose Russian weapons, while  Myanmar, Thailand were searching and beginning to cooperate in military technology with Russian Federation.
          The second wave that strongly overflowed into South-East Asia was in 2007 and had extended until now. A series of contracts of cooperation in weapon – military technology field had been signed with the traditional group of partner countries (Vietnam, Malaysia, Indonesia) and with group of potential partner countries (Brunei, Myanmar, Thailand). One of the countries that had close military-technical cooperation with Russia was Viet Nam. In 2008, Vietnam became largest partner that imported Russian weapons in South-East Asia and third largest partner in Asia – Pacific, only after China and India with weapon sales contract to over $ 1 billion[5].  In 2009, the sales value of the contract soared - reaching $ 3 billion; and in those contracts the most notable was the contract that worth $ 2 billion to buy 6 submarines Project 636 “Kilo”[6] crust – “invisible assassin” beneath the sea.
Military-technical cooperation of Russia with the countries of Southeast Asia at
this time has clear difference from the previous time, when range, space, collaborative content is constantly expanding; weapon sales goes along with enhancing the actual presence. The fact that the massive anti-submarine warships, technical equipment, weapons are so modern such as ship Admiral Vinogradov, Admiral Panteleev, Admiral Tributs ... visited Vietnam, Indonesia, the Philippines ... – permanent and senior “godlike buyers” of Russia, a statement of military power, of modern equipment, military weaponry and commitment to tight political-security relationship.
          Energy, air transport, space conquest cooperation are the key areas of cooperation of Russia with countries of ASEAN; in that energy cooperation is like "engine shifting Russia – ASEAN relation from the dead point to strategic partnership”[7], when two objects of ASEAN to ensure the energy of operating economy, avoiding dependence on external sources of outside oil is to develop nuclear source – strong field of Russia and to build temperature and hydropower factories – the field that Russian experts have outstanding advantage.  In Russia - ASEAN energy cooperation, Viet Nam is the main country: for more than 30 years of operation, VSP exploited nearly 200 million tons of oil, accounting for nearly 60% of total oil production, nearly 100% of total gas production exploiting by Vietnam, became the leader of Viet Nam oil and gas industry, among the top 10 effective oil and gas exploration companies. Every year, VSP contributions to the Russian Federation budget of $ 8 billion[8]. With a good start and operating successful practices, Vietnam and Russia expanded cooperation in exploration and exploitation of oil and gas in Vietnam and the Russian Federation, to third countries. Russia - ASEAN Air Transport Cooperation is a potential and prospects field. 2010 marked a breakthrough in cooperation Russia - ASEAN: Russia has signed a contract to supply three aircraft to Indonesia, Malaysia and Laos with a total value of more than $ 4 billion. Began cooperation with ASEAN in conquer the universe field, though a new field, but not less exciting. Russia had contracts of launching sensing satellite, communications satellite into space with Vietnam, Indonesia and Malaysia.
            Thus, Russian - ASEAN cooperation is increasingly expanding, delving into fact, many ASEAN countries considered Russia as a partner or a strategic partner. Russia has returned certainly to South-East Asia and made a spectacular breakthrough.
1.    Implications for Vietnam
Vietnam is a country which has a long, friendly tradition of friendship with Russia, which has an increasing role in ASEAN. In every step in coming back in South-East Asia Russia considered Vietnam as an important link to meet the requirements to ensure the interests of security, economic, maritime which has strategic significance and to strengthen cooperation with ASEAN, choosing to promote relationship with Viet Nam as an important pillar, considering Viet Nam as one of the main strategic partner. On the Viet Nam side, before the changes in the worlds situation, in the area, previous problems in developing the country ... Vietnam has set the task of promoting comprehensive cooperation with Russia is one of important external key. With the push of development and national interests, both countries are expected to take measures to promote cooperation deeply, essentially, effectively. The relationship of two countries is highly realistic based on the perception of the position and role of each country as factor affecting the system and ensure the interests of each country. In fact, energy cooperation and military technology between Vietnam and Russia is like an important assurance for sustainability and future development of bilateral relations.
          Currently, the dispute over the South China Sea is complicated, directly affects the security, peace and stability of Vietnam.  In disputes concerning the South China Sea, keeping careful and neutral attitude, but in the condition that Russia-America-China are competing aggressively in the region, Russia didn’t stay outside. Event in may-1912, Russian gas Gazprom Corporation and VSP agreed about Gazprom will proceed with gas exploration in two blocks 5.2 and 5.3 offshore Vietnam- the place that Beijing insists that it is a place “that is in Maritime Media” and British Petroleum company has to go out under the pressure of China (when U.S. and India are hesitating before mining project blocks 119, 127 and 128), is an orthodox /State statement, expressed Russia's stance on South China Sea issue. May 2012, at a summit Vietnam - Russia, East Sea issue was mentioned by Russia with relatively definitive attitude. The Russian statement was very clear, a principled commitment of a country that is getting back in Asia-Pacific and South-East Asia, having the content close to the "Principle 6 of the Eastern Sea" that ASEAN achieved in May 2012. Therefore, Viet Nam should gather the effects that have been gained from Russia's role in the region to create more power and strength in solving problems related to the East Sea. Besides, in the context of globalization, intense competition, Russia has many interests cooperating with China in the fields of politics, economy and military defense. These factors are the negative and positive points in Viet Nam – Russian Federation relationship in the local-politics region. The interleaving position and control, advantages and challenges, opportunities and the ability to... in area relation that concerned Viet Nam and Viet Nam- Russia relation to set requirements of linking (no alliance) economic security, close political security,  equal and mutually beneficial bilateral ties with Russia, multilateral with countries; on that basis, limit, eliminate difficulties and challenges, taking advantage of the opportunity, step by step develop and maintain national sovereignty.

[1] Энергетическая стратегия России на период до 2030 г.//Министерство энерге- Энергетическая стратегия России на период до 2030 г.// Министерство энерге-  г.//Министерство энерге- г.// Министерство энерге-и РФ (утверждена распоряжением Правительства РФ от 13 ноября 2009 г. № 1715-р): офиц. сайт. URL: http://minenergo.gov.ru/activity/energostrategy/
[2]Усов Илья Викторович,“Отношения России и АСЕАН: модернизация – путь к успеху”, Журнал Проблемы национальной стратегии, № 2 (7) 2011, C.59.
[3] Светлана Ключанская, “Военно-техническое сотрудничество России и стран Юго-Восточной Азии в стратегических областях”, Журнал Новый Оборонный Заказ. Стратегии, №3 (20), 6-2012.
[4]Оружейная вертикаль”, Коммерсантъ “Власть”, № 4 (557), 2-2-2004.
[5]Министр обороны обсудит во Вьетнаме военно-техническое сотрудничество. URL: http://army.lv/ru/armiya-vetnama/901/23650.
[6] "Вьетнам стал одним из основных клиентов -покупательей технического оснащения ВМФ России," Голос России, 30-8-2012.
[7]Усов Илья Викторович: “Отношения России и АСЕАНмодернизация – путь к успеху”, Журнал Проблемы национальной стратегии, № 2 (7) 2011, C.59.
[8] “Зачем России АСЕАН? Журнал Российская Фередация сегодня, №22, 2010г.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

CHÀO BẠN! NẾU CÓ THẮC MẮC HOẶC ĐÓNG GÓP, XIN ĐỂ LẠI Ý KIẾN BẰNG TIẾNG VIỆT CÓ DẤU. CHÚNG TÔI RẤT VUI VÌ BẠN ĐÃ GHÉ THĂM!