Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

QUAN HỆ VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG VÀ KHU VỰC TRONG TƯ DUY VỀ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM SAU ĐỔI MỚI (1986)




Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong mọi thời điểm, nhân tố quốc tế- thời đại, đặc biệt là vấn đề quan hệ với các nước láng giềng và khu vực luôn có những ảnh hưởng nhất định đến tiến trình phát triển của Việt Nam. Những năm đổi mới, vấn đề này càng được đặt ra cấp thiết; nhận thức và đánh giá đúng vai trò, vị mối quan hệ với các nước láng giềng, khu vực là bước chuyển quan trọng trong tư duy, quan điểm về đối ngoại của Đảng CSVN.

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

HỒ CHÍ MINH VỚI QUAN HỆ VIỆT - TRUNG





Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng luôn luôn là mối quan tâm to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi "ngoại có yên, nội mới tĩnh". Trong sự nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh không ngừng vun đắp cho mối quan hệ hòa hiếu của Việt Nam với các nước có chung biên giới, đặc biệt là với Trung Quốc, bởi Trung Quốc không chỉ là nước láng giềng "núi liền núi, sông liền sông", là đất nước "cùng bị áp bức, cùng là bạn chiến đấu, cùng làm cách mạng”, mà còn là một nước lớn, có vị thế và ảnh hưởng mang tầm thế giới ; đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Hồ Chí Minh không chỉ là nhà kiến tạo quan hệ Việt - Trung trong thời đại mới, mà còn suốt đời phấn đấu cho sự vững bền, gắn bó "như răng với môi" của mối quan hệ đặc biệt này.