Trong 21 năm chiến tranh (1954-1975), đương đầu với một đối phương có tiềm
lực, sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội, Đảng, Nhà nước Việt Nam xác định sự ủng
hộ của các nước XHCN là vô cùng quan trọng. Trong từng bước phát triển của cuộc kháng chiến,
đặc biệt là trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris, chủ động, độc
lập hoạch định chủ trương, đường lối, song Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn chú ý tham khảo ý
kiến và tranh thủ sự đồng tình của các nước trong phe XHCN, nhất là hai nước
lớn Liên Xô, Trung Quốc [ĐỌC TIẾP]...
Đây
là cuốn sách do Quách Minh- một học giả Trung Quốc chủ biên. Cuốn sách mô tả mối
quan hệ Trung- Việt từ năm 1950 đến năm 1990 với góc nhìn từ phía các nhà nghiên
cứu Trung Quốc. Cuốn sách đề cập đến các sự kiện nổi bật trong quan hệ hai nước
trên một chặng đường khá dài- 40 năm, với rất nhiều thăng trầm, từ quan hệ đồng
chí- anh em đến rạn vỡ, khủng hoảng và chiến tranh. Cuốn sách được bố cục thành
6 chương với rất nhiều mục, phần khác nhau....[ĐỌC TIẾP...]
Tiến hành cuộc chiến tranh với Việt Nam vào tháng
2-1979, Trung Quốc tuyên bố đó là một chiến tranh “phản kích”, nhằm “đánh đuổi quân
Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc”. Ngay ngày 17 tháng 2, nhằm che đậy tính
chất xâm lược của cuộc chiến, trong bản tuyên bố trên Tân Hoa Xã, Bắc Kinh khẳng
định cuộc tấn công Việt Nam là phản kích tự vệ trước việc Việt Nam xâm lấn lãnh
thổ và gây thiệt hại cho dân cư Trung Quốc[1]. Theo
như mô tả của Bắc Kinh thì “cuộc chiến tranh tự vệ” này buộc phải xảy ra bởi Việt
Nam thường xuyên có các hoạt động “khiêu khích vũ trang và thù nghịch” tại các
khu vực biên giới giữa hai nước [[ĐỌC TIẾP...]
[1] United Nations:
Yearbook of the United Nations 1979, Volume
33, United Nations Publications 1982, p 280.