Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM TRÊN CHIẾN TRƯỜNG HẠ LÀO (1970-1971)

                           Nguyễn Thị Mai Hoa
Từ năm 1969, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quân sự, đưa chiến tranh đặc biệt ở Lào lên một bước mới với sự tham gia của lực lượng không quân Mỹ, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh ở Việt Nam, hy vọng cản trở sự phối hợp chiến đấu giữa các nước Đông Dương. Sau thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ba nước Đông Dương mùa khô 1969-1970, tình hình chiến trường tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Trong điều kiện đó, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam hạ quyết tâm chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng đối phó, đánh bại mọi kế hoạch quân sự của Mỹ và đồng minh.

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CAMPUCHIA (1979-1989)

Nguyễn Thị Mai Hoa
Ra khỏi chiến tranh chưa bao lâu, lịch sử lại đặt hai dân tộc Việt Nam và Campuchia trước những thử thách mới: Tập đoàn Polpot - Iengxari  thực hiện chính sách diệt chủng, đồng thời tiến hành các cuộc xâm lấn, đánh chiếm biên giới Việt Nam. “Giúp bạn là tự giúp mình”, không cam tâm ngồi nhìn nhân dân Campuchia diệt vong, một lần nữa, Quân tình nguyện Việt Nam không ngại ngần chia sẻ máu xương, bước tiếp, sát cánh cùng nhân dân Campuchia chiến đấu.

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

UKRAINE: ĐẰNG SAU CUỘC CHIẾN DI TÍCH

         1- Theo dòng sự kiện
Ngày 28-9-2014, tại Thành phố Kharkov (Ukraine), khoảng 8.000 đã tham dự cuộc biểu tình “Vì một Ukraine thống nhất”. Với những băng rôn mang hàng chữ: “Hãy loại bỏ tư tưởng nô lệ, phụ thuộc vào Moscow trong bản thân mỗi người!”; "Tổ quốc!", "Tương lai!”…, đoàn người biểu tình tiến về khu vực trung tâm, nơi có Quảng trường Tự do[1] lớn nhất thành phố và bắt đầu hành động. Người biểu tình dùng cưa điện cưa một bên chân tượng V.I.Lenin, dùng dây kéo bức tượng. Sau 4 giờ đồng hồ, bức tượng bằng đồng cao 8,5 mét đặt trên một bệ đá hoa cương màu huyết dụ (tương tự như đá trên Lăng V.I.Lenin ở Quảng trường Đỏ) đã bị kéo đổ[2]. Được khánh thành vào ngày 5-11-1963, đây là tượng đài V.I.Lenin lớn nhất Ukraine.

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

GIÚP ĐỠ QUÂN SỰ CỦA LIÊN XÔ CHO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM (1954-1975)

Nguyễn Thị Mai Hoa
ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
Được thành lập vào ngày 22-12-1944 với lực lượng nòng cốt chỉ có 34 chiến sĩ, Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) là quân đội từ nhân dân mà, vì nhân dân mà chiến đấu. Khởi đầu, “là một quân đội thơ ấu. Tinh thần dũng cảm có thừa, nhưng thiếu vũ khí, thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ, thiếu mọi mặt”, sự trưởng thành ngày hôm nay của QĐNDVN là nhờ những nỗ lực tự thân kết hợp với sự giúp đỡ, hỗ trợ về quân sự của các nước XHCN, nhất là Liên Xô. Nhờ đó, QĐNDVN không ngừng lớn mạnh, phát triển vượt bậc từ con người, đến trang bị vũ khí, khí tài và kinh nghiệm chiến đấu.

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

ĐIỆN BIÊN PHỦ - GENÈVE: CHIẾN THẮNG CÓ DÀNH CHO “NGƯỜI TRONG CUỘC”?

Nguyễn Thị Mai Hoa
Ngày 7-5-1954, một ngày trước khi giai đoạn thứ hai của Hội nghị Genève khai mạc, cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ. Điện Biên Phủ không chỉ đặt một dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, mà còn trở thành một sự kiện gắn với lịch sử nước Pháp và thế giới. Tại thời điểm đó, sự kiện “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã có ảnh hưởng quan trọng đối với Hội nghị Genève – Hội nghị sắp xếp lại thế giới nửa sau thế kỷ XX; tuy nhiên, kết quả của Hội nghị lại đặt ra những câu hỏi cho hậu thế tiếp tục tìm kiếm câu trả lời…

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

CHIẾN LƯỢC LẤN CHIẾM LÃNH THỔ, LÃNH HẢI VIỆT NAM CỦA TRUNG QUỐC: THỜI ĐIỂM HÀNH ĐỘNG VÀ THÔNG ĐIỆP

Nguyễn Thị Mai Hoa
Trung Quốc là quốc gia nhiều tham vọng; trong đó, tham vọng về mở rộng ảnh hưởng, mở rộng địa bàn hoạt động, mở rộng cương vực sinh tồn, lãnh thổ, đất đai là một trong những trục có tính xuyên suốt, nhất quán từ lịch sử tới hiện tại. Áp lực dân số và “ước mơ Trung Hoa” – “ước mơ” trỗi dậy một cách nhanh chóng, trở thành siêu cường có khả năng chi phối thế giới càng củng cố, thúc đẩy Trung Quốc thực hiện chiến lược “lấn dần”, “chèn ép”, tranh đoạt đất đai, sông biển của láng giềng, nhất là của các nước láng giềng nhỏ và yếu hơn.

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

KATYN – GIẢI MÃ BÍ ẨN LỊCH SỬ

Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong những năm tháng tồn tại, Liên Xô đã có không ít bí mật, trong đó, có những bí mật có khả năng ảnh hưởng đến uy tín và an ninh quốc gia; vì thế, được che chắn, bảo vệ một cách hết sức cẩn trọng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Chỉ sau khi Liên bang Cộng hòa XHCN Xô-viết sụp đổ, với độ lùi thời gian và dưới tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan, những bí mật đó mới dần được hé lộ. Một trong những bí mật như vậy có tên gọi “Sự kiện bi thảm Katyn”.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

LIÊN XÔ VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM (1946-1954)

Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, hưởng niềm vui độc lập chưa trọn, Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã phải đối diện với cuộc chiến tranh tái chiếm Đông Dương của Pháp. Tháng 12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Với phương châm "ngoại giao là làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết"[1], Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nỗ lực mở cánh cửa ra thế giới, tìm kiếm sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ, dân chủ, đặc biệt là của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy nhiên, đó là một quá trình không hề đơn giản, dễ dàng.

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

TRUNG QUỐC: CẢI CÁCH, PHÁT TRIỂN VÀ NGUY CƠ

Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
 Cách đây vài chục năm, hình ảnh của Trung Quốc trong con mắt thế giới là những toà nhà, quảng trường màu xám với những người dân tay cầm trước tác Mao Trạch Đông, xếp hàng dài mua lương thực, thực phẩm. Còn hiện tại, nói đến Trung Quốc là nói đến một đất nước đang phát triển năng động, có vị trí không thể phủ định trên trường quốc tế, một trong những quốc gia có khả năng làm cho thế giới trở nên đa cực hơn, song cũng đồng thời là một trong những quốc gia đang đặt thế giới trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

TRUNG QUỐC ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

Nguyễn Thị Mai Hoa
Bất chấp mọi nỗ lực vãn hồi hòa bình của Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nước Pháp quyết không từ bỏ ý đồ tái chiếm Việt Nam và Đông Dương. Tháng 12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp bắt đầu. Trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh, Việt Nam đã nỗ lực "làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết"[1]; đồng thời, thực hiện đoàn kết quốc tế, tranh thủ mọi sự ủng hộ, giúp đỡ, nhất là của Trung Quốc – nước láng giềng kề cận.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

“CƠN ĐỊA CHẤN UKRAINE”- GÓC NHÌN ĐỐI SÁNH

Nguyễn Thị Mai Hoa
Những ngày đầu năm 2014, cả thế giới quan tâm tới sự kiện nóng bỏng Ukraine. Diễn biến ở Ukraine đang ngày càng trở nên phức tạp hơn, không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người dân Ukraine, mà còn tác động trực tiếp đến tình hình và bức tranh địa - chính trị khu vực với những hệ lụy khôn lường. “Họa phúc phải đâu là một chốc…”, ngược dòng lịch sử Ukraine; đồng thời, phân tích những diễn biến hiện tại, sẽ nhận thấy không ít những vấn đề đáng suy ngẫm dưới góc nhìn đối sánh.

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

CHÍNH SÁCH “BÊN MIỆNG HỐ CHIẾN TRANH” CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM SAU THÁNG 2-1979



Nguyễn Thị Mai Hoa
Sau một thời gian cân nhắc, chuẩn bị kỹ càng mọi phương diện, ngày 17-2-1979, Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn, đưa 60 vạn quân cùng với gần 800 xe bọc thép, xe tăng, trọng pháo và máy bay các loại đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Trong giờ phút nguy nan, toàn thể dân tộc đã đồng lòng, cùng một ý chí, một quyết tâm giáng trả, bảo vệ biên cương đất nước. Trung Quốc đã phải rút quân, song cuộc chiến vẫn chưa kết thúc, mà chuyển sang một trạng thái mới, không kém phần nguy hiểm – nửa có hòa bình, nửa có chiến tranh.

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

MÂU THUẪN, XUNG ĐỘT TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC VÀ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI THÁNG 2-1979

Nguyễn Thị Mai Hoa
Trong những năm đầu sau ngày giải phóng miền Nam Việt Nam (1975), Trung Quốc là nước tiếp tục giúp đỡ, viện trợ cho Việt Nam. Theo một logic thông thường, lý ra sự hợp tác, quan hệ truyền thống giữa hai nước càng phải được củng cố, phát triển. Tuy nhiên, từ giữa năm 1975, do nhiều nguyên nhân lịch sử, chính trị.... quan hệ Việt Nam - Trung Quốc rạn nứt và trở nên không bình thường, rơi vào tình trạng thường xuyên căng thẳng dẫn đến đến đối đầu, xung đột với sự kiện đỉnh cao là cuộc tấn công của Trung Quốc dọc theo biên giới phía Bắc Việt Nam (2-1979).

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

TÌNH HÌNH TRUNG QUỐC VÀ QUAN ĐIỂM ĐỐI VỚI CHIẾN TRANH VIỆT NAM NHỮNG NĂM 50-60 (XX)



Nguyễn Thị Mai Hoa
Sau khi cách mạng thành công (1949), Trung Quốc bước vào một thời kỳ phát triển mới với những năm tháng khó khăn và đầy biến động. Cuộc đấu tranh củng cố vị trí lãnh đạo trong nội bộ Đảng diễn ra gay gắt, biểu hiện qua các chiến dịch chính trị do chính Mao Trạch Đông phát động: “Phê phán Hồ Thích”, “chống nhóm phản cách mạng Hồ Phong”, “phê phán chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh” và “chống Cao Cương – Nhiêu Thấu Thạch”... Nhận thức ấu trĩ, tả khuynh của một bộ phận các nhà lãnh đạo trong điều hành đất nước làm cho các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc trải qua những gập ghềnh, bất ổn.

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

VẤN ĐỀ NGƯỜI VIỆT GỐC HOA TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM 1975-1985



Nguyễn Thị Mai Hoa
Đại học Quốc gia Hà Nội
 Sau chiến thắng Mùa Xuân 1975, Đảng, Nhà nước Việt Nam quyết định chuyển đất nước sang một giai đoạn mới: Quá độ lên CNXH trên phạm vi cả nước. Đi lên CNXH sau năm 1975 là bước phát triển kế tiếp của cách mạng mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đã lựa chọn sau ngày thống nhất. Trong điều kiện đó, việc tạo dựng và tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi cho mục tiêu phát triển đất nước là hết sức quan trọng, song quan hệ giữa Việt Nam với người láng giềng lớn, kề cận lại liên tục có những khúc mắc, đổ vỡ.
1- Sự rạn nứt trong quan hệ với Trung Quốc trở nên sâu sắc và chuyển dần sang trạng thái căng thẳng, xung đột thể hiện qua hàng loạt sự kiện rắc rối, trước tiên là vấn đề người Việt gốc Hoa.